Giữ được rừng xanh, người Mã Liềng “no cái bụng”

Sau hơn 3 năm được Nhà nước tin tưởng giao cho làm chủ gần 800ha rừng, người Mã Liềng ở các xã Lâm Hóa và Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình không chỉ bảo vệ rất tốt mà còn trồng mới, trồng xen thêm được hàng trăm ha rừng. 

Một thời sống nghèo…

Cộng đồng người Mã Liềng (tộc người thuộc dân tộc Chứt) hiện có khoảng 160 hộ, hơn 700 khẩu, sống tập trung tại các bản Kè, Cáo, Chuối (xã Lâm Hóa) và bản Cà Xen (xã Thanh Hóa). Ông Trương Tư Thoan – Bí thư Đảng uỷ xã Lâm Hoá cho biết: Trước đây, người Mã Liềng sống du canh, du cư trong rừng sâu. Những năm gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các chương trình, dự án của Nhà nước, người Mã Liềng đã sống định cư. Tuy nhiên, do thiếu đất sản xuất nên một thời gian rất dài cuộc sống của bà con vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào rừng và hỗ trợ gạo của Chính phủ.

 giu duoc rung xanh, nguoi ma lieng “no cai bung” hinh anh 1

Cộng đồng người Mã Liềng trong một chuyến khảo sát rừng, tìm và thống kê các loài thuốc Nam.  Ảnh: P.P

Thời gian qua nhờ bảo vệ tốt những khoảnh rừng được giao làm chủ, người Mã Liềng đã có những khoản thu khá từ sản phẩm phụ của rừng. Tuy chưa thể làm giàu nhưng bây giờ người Mã Liềng không còn lo đói cái bụng nữa rồi”.

Bà Phạm Thị Lâm –
Trưởng bản Cáo

Theo ông Thoan, do mới bước ra từ rừng, người Mã Liềng chưa thích nghi được với sự phát triển tự do của kinh tế thị trường, họ bị một số đối tượng buôn bán nhỏ “thao túng” bằng rượu, thuốc lá và những món hàng mới lạ từ dưới xuôi lên.

“Trước đây, do thiếu hiểu biết, nhiều người Mã Liềng đã tự biến mình thành con nợ cho những đối tượng này, để rồi thường xuyên phải vào rừng khai thác mây, lá nón, gỗ… về trả nợ. Sản phẩm rừng của người Mã Liềng đưa về thường bị các đối tượng này ép giá và mua lại với giá thấp hơn giá thị trường tự do rất nhiều lần. Bên cạnh đó, với tình trạng tài nguyên rừng cũng ngày càng khan hiếm, đã dẫn tới việc người dân làm mãi mà vẫn không đủ trả hết nợ. Cứ thế, hết năm này qua năm khác, người Mã Liềng vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng đói nghèo không dứt ra được, mặc dù họ sống bên rừng vàng” – ông Thoan kể lại.

Giữ được rừng, hết lo đói

Theo ông Thoan, câu chuyện người Mã Liềng đói bên rừng vàng nay đã trở thành chuyện củ. Đầu năm 2013, cộng đồng người Mã Liềng ở các xã Lâm Hóa và Thanh Hóa đã được UBND tỉnh Quảng Bình giao làm chủ hơn 800ha rừng. Những năm qua,   người Mã Liềng không chỉ khoanh nuôi, bảo vệ rất tốt những khoảnh rừng đó mà còn trồng xen và trồng mới được thêm hàng trăm ha rừng trên mảnh đất của mình.

“Hiện cộng đồng người Mã Liềng ở xã Lâm Hóa được cấp giấy quyền sử dụng đất rừng với diện tích trên 800ha. Nhờ được bàn giao rừng, đất rừng để bảo vệ và phát triển, người Mã Liềng ở 3 bản Kè, Cáo, Chuối cũng đã trồng mới được trên 100ha keo để phủ xanh đất trồng đồi núi trọc. Ngoài ra, bà con còn trồng xen vào các khu rừng tự nhiên hàng vạn cây gỗ quý như vàng tim, huê, lim, táu…” – ông Thoan cho biết.

Bà Phạm Thị Lâm – Trưởng bản Cáo phấn khởi nói: “Từ ngày được Nhà nước giao cho làm chủ đất rừng, bà con ai cũng ra sức bảo vệ tốt khoảnh rừng của mình, ra sức trồng rừng trên những

khoảnh đất đang trống. Hiện tại tuy chưa thể có nguồn thu lớn từ rừng, nhưng bà con không lo đói nữa khi đã có một khoản thu nhập khá từ sản phẩm phụ của rừng như mật ong, lá nón, mây và đặc biệt là cây thuốc nam”.

TienManh