Đây là một trong các kết quả nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen được Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) đưa ra trong hội thảo mới đây tại Hà Nội.
LTS: Cây trông biến đổi gen (BĐG) trên thế giới được phát triển trên nền tảng các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) và bắt đầu được nhân rộng trong sản xuất nông nghiệp thế giới từ những năm cuối thập niên 1990. Sau hơn 20 năm, các loại cây trồng BĐG được thương mại hóa ngày càng tăng với diện tích trồng hàng năm trên toàn thế giới đã lên đến hàng trăm triệu ha.
Cây trồng BĐG có những đặc tính như khả năng chịu hạn, khả năng kháng sâu bệnh, rút ngắn mùa vụ… từ đó giúp người trồng có được sản lượng cao hơn, chi phí sản xuất thấp hơn. Tuy nhiên trong hơn 20 năm phát triển của cây trồng BĐG, vẫn còn có các ý kiến tranh cãi về tính 2 mặt của cây trồng BĐG; trong đó câu hỏi cây trồng BĐG có thực sự an toàn với con người và có nguy cơ hùy hoại đa dạng sinh học vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Tại hội thảo “Chia sẻ về biến đổi gen và đa dạng sinh học trong vùng” diễn ra tại Hà Nội vừa qua, Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) đã đưa ra một số kết quả của nghiên cứu về cây trồng BĐG trên thế giới rất đáng chú ý của tổ chức này. TheLEADER lược ghi các nội dung này và giới thiệu đến bạn đọc.
Không chấm dứt nạn đói trên thế giới
Không cho năng suất cao hơn cây trồng bình thường
Làm tăng sử dụng hóa chất nông nghiệp có hại
Ảnh hưởng đến quyền tự quyết định của người nông dân
Nguy cơ gây hại đến sức khỏe và môi trường
Số liệu nắm 2015 của Trung tâm Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp (ISAAA) cho thấy chỉ tính riêng năm 2014, cây BĐG được trồng tại 28 nước với tổng diện tích khoảng 181,5 triệu ha.
Số nước trồng cây BĐG tăng 4 lần, diện tích tăng hơn 100 lần so với năm 1996, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm khoảng 3 – 4%. Trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu về diện tích cây trồng BĐG trên thế giới (73,1 triệu ha, chiếm 40%), tiếp đến là Brazil (42,2 triệu ha), Argentina (24,3 triệu ha), Ấn Độ (11,6 triệu ha), Canada (11,6 triệu ha).
Đến thời điểm đó, chỉ có 7 nhóm cây trồng BĐG được phép thương mại hóa (năng suất hạt, kháng côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ, nâng cao chất lượng, kiểm soát sự thụ phấn…);trong đó cây đậu tương, bông, ngô và cây cải dầu được canh tác rộng rãi.
Đáng chú ý là số quốc gia đang phát triển đưa cây trồng BĐG vào canh tác ngày càng tăng, trong khi các nước phát triển (đặc biệt là các nước châu Âu) thì hạn chế mở rộng diện tích trồng cây và các sản phẩm BĐG được quản lý chặt chẽ. Trong khi Mỹ coi thực phẩm BĐG như sản phẩm truyền thống, không cần ghi nhãn thì các quốc gia châu Âu bắt buộc ghi nhãn thực phẩm có nguyên liệu BĐG (chiếm từ 0,9% trở lên).
Tại Việt Nam, năm 2005, thực hiện chủ trương của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg triển khai “Chương trình trọng điểm phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020”. Mục tiêu là phát triển công nghệ sinh học hiện đại, tập trung vào công nghệ gen, đưa một số giống cây trồng BĐG vào sản xuất và đến năm 2020 diện tích trồng trọt các giống cây trồng BĐG chiếm 30 – 50%.
Từ năm 2010, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bắt đầu thực hiện thử nghiệm 7 giống ngô GMO. Đồng thời triển khai Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và Nghị định số 38/2012 của Chính phủ, liên Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – Khoa học công nghệ đã hoàn thiện dự thảo Thông tư hướng dẫn ghi nhãn với thực phẩm có tỷ lệ thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn 5%.
Đến đầu năm 2015, 3 giống ngô BĐG đã được đồng loạt xuống giống tại 4 tỉnh phía Bắc và 4 tỉnh phía Nam và sản phẩm thu hoạch đã được đưa vào sử dụng đại trà ở Việt Nam. Đến tháng 8/2016, Bộ NN&PTNN đã cấp phép cho 21 giống ngô và đậu nành BĐG được phép trồng ở Việt Nam.
Tuy nhiên trên thực tế, sản phẩm BĐG đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ nhiều năm trước. Năm 2010, Trung tâm Quatest 3 đã thực hiện một khảo sát các mặt hàng nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến lưu hành tại TP.HCM. Kết quả có 111/323 (chiếm gần 34,4%) mẫu sản phẩm dương tính với promoter 35S hoặc terminator nos, là một dạng của sản phẩm BĐG.
Về thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified Organism, gọi tắt là GMO) được phép kinh doanh ở Việt Nam, theo quy định từ tháng 1/2016 bắt buộc phải dán nhãn ghi rõ “biến đổi gen” bằng tiếng Việt trên bao bì các loại thực phẩm BĐG có ít nhất 1 thành phần nguyên liệu BĐG >5% tổng nguyên liệu đều phải ghi nhãn.
Tuy nhiên quy định này mới chỉ áp dụng được với các loại thực phẩm đóng gói sẵn như các loại trái cây, rau củ nhập ngoại…Còn đối với các loại thực phẩm tươi, khô, đông lạnh… các loại thức ăn chăn nuôi thì người tiêu vẫn chưa thể biết rõ về nguồn gốc sản phẩm có phải là BĐG hay không!
Hội thảo “Chia sẻ về biến đổi gen và đa dạng sinh học trong vùng” diễn ra trong ba ngày từ 25 đến 27/08/2017 tại Hà Nội do Viện Phát triển doanh nhân cộng đồng (CENDI) phối hợp tổ chức với Tổ chức Quốc tế hành động vì nguồn gen (GRAIN) và các tổ chức nghiên cứu phát triển quốc tế trong khu vực ASEAN như MASIPAG, BioThai, SEADA, và Viện SPERI.
Một trong những mục tiêu quan trọng của hội thảo là giúp nhận diện rõ thực trạng của cây trồng BĐG và GMO trong nỗ lực bảo tồn nguồn gen bản địa và đa dạng sinh học trong khu vực và trên thế giới.
Theo: Theleader,dangcongsan