Số lượng: 01 người
Thời gian triển khai hội nghị: 14/12/2021
Địa điểm: Huyện Kon Plong
Yêu cầu:
Có bằng đại học hoặc cao hơn hơn trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên;
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến quản lý rừng cộng đồng, hiểu biết về chính sách lâm nghiệp;
– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động cho đồng bào dân tộc thiểu số;
- Đặt vấn đề
Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung Việt Nam (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.
Những năm gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng công tác giao đất giao rừng cho các cộng đồng dân cư đã được triển khai thực hiện sâu rộng hơn và đáp ứng được nguyện vọng thiết thực của người dân trong bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và sinh kế gắn với rừng của họ. Nhiều mô hình quản lý rừng cộng đồng sau GĐGR trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã thể hiện tính hiệu quả cao trong bảo vệ môi trường sống, hạn chế tối đa các tác nhân gây mất rừng, kích thích các hoạt động sản xuất dưới tán rừng tạo thu nhâp bền vững cho người dân và cộng đồng. Chính quyền địa phương đánh giá cao hiệu quả của phương thức quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) và nỗ lực vận động các nguồn lực từ bên ngoài để tiếp tục công tác GĐGR. Tuy nhiên, một thực tế là các mô hình QLRCĐ hiện nay đang tồn tại đơn lẻ mà chưa có được sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một hiệu quả cao hơn trong công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển.
Nhằm tạo mối liên hệ, tính kết nối, chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm quản lý, bảo vệ phát triển rừng giữa các cộng đồng thuộc hai huyện kon Rẫy và Kon Plong. Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, Trung tâm CEGORN tổ chức Hội nghị “Thành lập Mạng lưới rừng cộng đồng huyện Kon Rẫy và Kon Plông, tỉnh Kon Tum”
2. Mục tiêu:
Thành lập được 01 Mạng lưới rừng cộng đồng với khoảng 30 thành viên nhằm:
- Kết nối và tạo môi trường thuận lợi cho các cộng đồng dân cư chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, những thách thức trong công tác QLRCĐ cũng như các giải pháp hợp lý trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng được Nhà nước giao.
- Tạo môi trường và thúc đẩy mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư, các Ban QLBRCĐ và chính quyền địa phương để các bên có thể chia sẻ các nhu cầu, mối quan tâm và mong muốn của mỗi bên trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách liên quan QLBV&PTR tại cơ sở; đồng thời tạo điều kiện để người dân cập nhật thêm các chính sách mới liên quan.
- Cung cấp các bài học thực tiễn, các mô hình QLRCĐ có hiệu quả tại các cộng đồng cho các nhà nghiên cứu xây dựng chính sách và chính quyền cấp tỉnh, cấp Trung ương nghiên cứu để điều chỉnh, hoàn thiện chính sách hiện hành hoặc xây dựng các chính sách mới phù hợp với điều kiện thực tế văn hóa vùng, miền trong lĩnh vực QLRCĐ, đảm bảo hài hòa về lợi ích của người dân và Nhà nước.
3. Nội dung thực hiện:
– Giới thiệu các bước đã thực hiện trước khi tổ chức thành lập Mạng lưới;
– Giới thiệu Mục tiêu thành lập Mạng lưới;
– Tổ chức lựa chọn thành viên Mạng lưới thông qua hình thức biểu quyết;
– Tổ chức bầu Ban điều hành Mạng lưới;
– Thao luận, thông qua Quy chế tổ chức và hoạt động của Mạng lưới;
– Xây dựng kế hoạch hoạt động của Mạng lưới.
4. Kết quả mong đợi:
– Tổ chức thành công Hội nghị thành lập Mạng lưới rừng cộn đồng cấp tỉnh với khoảng 30 thành viên tham gia vào mạng lưới;
– Các thành viên tham gia xây dựng, thống nhất quy chế tổ chức và hoạt động, kế hoạch hoạt động cụ thể của Mạng lưới;
5. Thời gian và địa điểm:
– Thời gian: 01 ngày, ngày 14/12/2021
– Địa điểm: huyện Kon Plông
6. Yêu cầu đối với chuyên gia tổ chức Hội nghị:
– Có bằng đại học hoặc cao hơn hơn trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên;
– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực liên quan đến quản lý rừng cộng đồng, hiểu biết về chính sách lâm nghiệp;
– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong thực hiện các hoạt động cho đồng bào dân tộc thiểu số;
– Có kỹ năng thuyết trình, làm việc với người dân tộc thiểu số;
– Có kinh nghiệm trong xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động cho đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số;
– Có kinh nghiệm, kỹ năng trong viết báo cáo.
7. Kinh phí chuyên gia tổ chức Hội nghị:
Kinh phí chuyên gia tổ chức Hội nghị được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:
– Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động: 3.500.000 đồng
– Làm việc với các bên liên quan chuẩn bị cho tổ chức: 3.500.000 đồng;
– Chủ trì tổ chức Hội nghị: 3.500.000 đồng
– Báo cáo sau hoạt động: 3.500.000 đồng
Tổng kinh phí: 14.000.000 đồng (Mười bốn triệu đồng chẵn)
Chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Hội nghị sẽ do Trung tâm CEGORN chi trả theo định mức tài chính của dự án.
Lưu ý: Chi phí trên đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
8. Kết quả và sản phẩm sau Hội nghị:
Kế hoạch tổ chức Hội nghị
Báo cáo và các kết quả đạt được sau tổ chức hoạt động.
9. Trách nhiệm của Trung tâm CEGORN:
– Liên hệ với chính quyền địa phương về việc thực hiện tổ chức các Hội nghị;
– Gửi giấy mời cho các cá nhân, đơn vị có liên quan
Thông tin liên hệ: Các ứng viên quan tâm đến công việc này, xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch và chương trình sơ bộ đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 Email: cegorn@cegorn.org trước ngày 26/11/2021 |