Tuyển chuyên gia tập huấn: Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện , báo trước và được cung cấp thông tin đầy đủ – FPIC

– Thời gian: Từ 19 – 25/4/2022
Địa điểm: huyện Kon Rẫy, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
– Đã từng tham gia tư vấn, giảng dạy, trợ giảng, thiết kế các lớp tập huấn về FPIC;
– Có trên 10 năm kinh nghiệm về hoạt động trong lĩnh vực giao đất, giao rừng;

  1. Đặt vấn đề

Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước và được thông tin đầy đủ (FPIC) không phải là khái niệm mới. FPIC được hình thành từ các thảo luận về phát triển, mà theo đó mọi ý kiến nhất trí cho rằng mọi người có quyền quyết định sự phát triển của bản thân họ. Điều này có thể hiểu là họ có quyền nói “có” hoặc “không” đối với các đề xuất của dự án hoặc can thiệp từ bên ngoài vào.

FPIC được xem như là một công cụ quan trọng đối với nhiều dự án, đặc biệt các dự án liên quan đến tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo vệ quyền lợi của người dân tộc thiểu số và cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó thực hiện FPIC cũng là một biện pháp nhằm tôn trọng quyền của bất kỳ cộng đồng nào mà sinh kế, lợi ích của họ bi ảnh hưởng bởi những sáng kiến hoặc quyền lợi của người bên ngoài cộng đồng. Đồng thời FPIC cũng góp phần giảm thiểu các xung đột có thể phát sinh trong quá trình thực hiện các dự án thông qua một tiến trình đảm bảo sự hiểu biết lẫn nhau và đồng thuận của tất cả các bên liên quan.

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể và các công ty nông lâm nghiệp khi tham gia vào quá trình giao đất giao rừng, Trung tâm CEGORN tổ chức “Tập huấn Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin đầy đủ – FPIC” cho cán bộ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cộng đồng tham gia vào Dự án

  • Mục tiêu:

– Nâng cao năng lực, kiến thức cho cán bộ cấp địa phương, các công ty lâm nghiệp và các cộng động tham gia dự án tại 2 huyện Kon Plong và Kon Rẫy trong khuôn khổ dự án Tăng cường tiếp cận quản lý sử dụng đất và rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số về:

  • Hiểu về FPIC và các nguyên tắc của FPIC và áp dụng FPIC vào quá trình thực hiện giao đất, giao rừng;
  • Kỹ năng tham vấn cộng đồng trong hoạt động dự án và các vấn đề liên quan đến giao đất, giao rừng.

– Có được kế hoạch lồng ghép FPIC trong giao đất, giao rừng tại các xã dự án.

            3. Nội dung tập huấn:

– Các kiến thức cơ bản về FPIC: Khái niệm, nguyên tắc chính của FPIC…..;

– Các giá trị hỗ trợ của FPIC trong bối cảnh giao đất giao rừng;

– Các bước chính của FPIC gắn với quy trình giao đất giao rừng;

– Xác định các bên liên quan khi áp dụng FPIC;

– Lập kế hoạch lồng ghép FPIC trong thực hiện dự án.

             4. Phương pháp tập huấn

Các Lớp tập huấn sẽ sử dụng các phương pháp sau:

– Thuyết trình trên slide powerpoint;

– Các câu chuyện liên quan được chia sẻ, sau đó được khái quát hóa thành lý thuyết, các bài học điển hình;

– Hỏi đáp;

– Tất cả các bài giảng đều có tài liệu kèm theo để phát cho học viên nghiên cứu sau tập huấn;

– Sau tập huấn sẽ lấy y kiến đánh giá chương trình tập . của các học viên tham gia

        5. Kết quả mong đợi:

Tổ chức được 3 lớp tập huấn bao gồm: 01 lớp tập huấn cho cán bộ địa phường và các tổ chức đoàn thể; 02 lớp tập huấn cho công đồng tham gia thực hiện dự án;

– 3 lớp tập huấn với sự tham gia của khoảng 80 học viên là cán bộ chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và cộng động dân tộc thiểu số;

Các thành viên tham gia tập huấn được trang bị các kiến thức về FPIC để áp dụng vào quá trình giao đất giao rừng mà Dự án đang thực hiện.

6. Thời gian và địa điểm:

– Thời gian: Từ 19 – 25/4/2022

Địa điểm: huyện Kon Rẫy, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

7. Yêu cầu đối với Tập huấn viên và Trợ giảng:

7.1. Đối với Tập huấn viên:

– Đã từng tham gia tư vấn, giảng dạy các lớp tập huấn về FPIC;

– Có trên 10 năm kinh nghiệm về hoạt động trong lĩnh vực giao đất, giao rừng;

– Có kinh nghiệm trong hoạt động Tư vấn quản lý bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp;

– Có kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy và điều hành lớp tập huấn;

– Có kinh nghiệm trong làm việc với cộng đồng dân tộc thiểu số;

– Có kỹ năng giao tiếp tốt;

 – Có kinh nghiệm trong viết Báo cáo.

7.2. Đối với Trợ giảng:

– Đã từng tham gia giảng dạy hoặc trợ giảng cho các tập huấn;

– Có kinh nghiệm trong  việc Tư vấn thiết kế FPIC trong lập kế hoạch và tuần tra bảo vệ rừng;

– Đã từng tham gia hỗ trợ áp dụng FPIC trong các hoạt động liên quan đến rừng cộng đồng;

– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm về giao đất giao rừng cho cộng đồng bào dân tộc thiểu số;

– Có ít nhất 5 năm làm việc về quản lý rừng cộng đồng;

– Nắm vững các quy trình của Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về giao đất, giao rừng cho cộng đồng, người dân.

– Có kinh nghiệm trong viết báo cáo

7. Kinh phí chuyên gia tập huấn và trợ giàng:

Kinh phí chuyên gia tập huấn và trợ giảng lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:

7.1. Đối với Chuyên gia tập huấn:

  • cương, thiết kế tài liệu tập huấn, phiếu khảo sát sau tập huấn: 5 công x 3.500.000đ = 17.500.000đ
  • huấn 3 lớp, 6 ngày: 6 công x 3.500.000 = 21.000.000đ
  • hợp sau tập huấn: 2 công x 3.500.000 = 7.000.000đ

Tổng kinh phí cho chuyên gia tập huấn: 45.500.000 đồng (Bốn mươi lăm triệu năm trăm nghìn đồng)

7.2. Đối với trợ giảng:

– Tham gia thiết kế tài liệu tập huấn: 3 công x 960.000đ = 2.880.000đ

– Thúc đẩy, trợ giảng trong qúa trình tập huấn: 6 công x 960.000 = 5.760.000đ

Tổng kinh phí cho Trợ giảng: 8.640.000đ (Tám triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng)

  • huấn của Chuyên gia tập huấn và Trợ giảng sẽ do Trung tâm CEGORN chi trả theo định mức tài chính của dự án.
  • huấn:
    • được thực hiện;

– Liên hệ với các cơ quan liên quan về chương trình tập huấn chuẩn bị hậu cần cho các lớp tập huấn;

  • về đối tượng tập huấn cho Chuyên gia để thiết kế tài liệu phù hợp
Thông tin liên hệ: Các ứng viên quan tâm đến công việc này, xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch và chương trình sơ bộ đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 Email: cegorn@cegorn.org trước ngày 01/4/2022