Tài liệu nghiên cứu: Quyền hưởng dụng đất và rừng truyền thống của người Mã Liềng, tại xã Lâm Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Tài liệu nghiên cứu về quyền hưởng dụng đất và rừng truyền thống của người Mã Liềng tại xã Lâm Hóa

Tộc người Mã Liềng là một trong những nhóm dân tộc rất ít người ở Việt Nam. Người Mã Liềng thuộc nhóm dân tộc Chứt gồm 5 tộc người Mày, Rục, Sách, Mã Liềng và Arem với dân số tính đến
năm 2019 có khoảng 7.513 người , trong đó khoảng 6.500 người sống ở các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và Bố Trạch của tỉnh Quảng Bình và hơn 1.000 người ở huyện Hương Khê của tỉnh Hà Tĩnh. Ở tỉnh
Quảng Bình, người Mã Liềng chiếm khoảng 18,9% dân số, người Sách 48,8%, người Mày 21,4%, người Rục 8,03% và người Arem khoảng 2,87%. Cư dân bản địa sinh sống ở vùng rừng núi, là chủ núi
rừng hàng ngàn đời, đời sống gắn với đất và rừng nên tri thức về hệ sinh thái hết sức phong phú, ý thức và thiết chế trong quản lý tài nguyên thuộc địa bàn sinh tụ của họ đã trở thành truyền thống vững chắc.

Người Mã Liềng ở Lâm Hóa, Tuyên Hóa sinh sống trên địa bàn 03 bản (bản Cáo, bản Chuối và bản Kè), với 144 hộ, địa bàn sinh sống dọc các khe suối lớn như Khe Núng, Khe Rái, Khe Cà Tang thượng
nguồn của sông Gianh. Người Mã Liềng có lịch sử hình thành và dịch chuyển lâu đời gắn liền với quá trình khai khẩn, quản lý, sử dụng đất và rừng truyền thống để duy trì và phát triển cuộc sống cho đến ngày nay. Sống trong một không gian rộng lớn thượng nguồn sông Gianh, người Mã Liềng có không gian sinh tồn riêng, bao gồm đất đai, rừng núi và sông suối. Tuy nhiên, đã có sự biến động ảnh hưởng đến quyền hưởng dụng đất và rừng của họ. Trước đây, họ sinh sống trong các khu rừng tự nhiên
theo hình thức du canh du cư, phát nương làm rẫy, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào rừng tự nhiên. Quá trình ứng xử với đất và rừng đã hình thành nên những nét văn hoá độc đáo, có tín ngưỡng cúng rừng, thờ nỏ thần, cúng lúa mới, cúng mật ong đầu mùa… Có nhiều truyện cổ tích, thần thoại, đặc biệt truyện kể về sự khai thiên lập địa và sinh ra con người. Theo dòng phát triển của đất nước, người Mã Liềng đã có những cách thức quản lý sử dụng tài nguyên rừng phù hợp để nângcao đ ời sống văn hoá kinh tế xã hội của mình. Cuốn tài liệu quyền hưởng dụng đất và rừng của người Mã Liềng được xây dựng với mục đích ghi chép lại những cách thức mà cộng đồng đã ứng xử với đất và rừng trong quá trình phát triển.

Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của các già làng, trưởng bản, những người lớn tuổi, phụ nữ, thanh niên và những người hiểu biết trong cộng đồng. Tài liệu lưu giữ và cung cấp các thông tin cho các
thế hệ người trẻ Mã Liềng để hiểu về truyền thống tổ tiên của họ, bổ sung các thông tin về nghiên cứu tộc người Mã Liềng, đồng thời là tư liệu để tham khảo trong quá trình hình thành, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và đất rừng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Mời quý vị xem chi tiết tại liệu tại đây.