post

ĐẮK LẮK – HỘI THẢO GÓP Ý DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP

Sau Hội thảo Kỹ thuật ngày 12 tháng 4 năm 2018 tại Hà Nội, Liên minh đất rừng (FORLAND) với sự phối kết hợp của 3 đơn vị Panature, Tropenbos và CIRD tổ chức hội thảo kỹ thuật gợi mở các nội dung cần tham vấn cấp địa phương cho dự thảo lần 2 của Nghị Định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Để tiếp tục hoàn thiện bản khuyến nghị chi tiết cho Nghị định, ngày 08 tháng 06 năm 2018 tại thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đăk Lăk, các tổ chức FORLAND: PanNature, Tropenbos, CIRD phối hợp với Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo tham vấn góp ý cho dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp tại khu vực Tây Nguyên về các nội dung:  (i) Trình tự thủ tục hướng dẫn Giao rừng lần đầu đối với hộ gia đình và cộng đồng (ii) Lồng ghép các nguyên tắc giao cho thuê rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trong luật vào nghị định; (iii) Sự phối hợp giữa ngành TNMT và Kiểm Lâm trong giao đất giao rừng; (iv) Tăng cường sự tham gia của người dân trong giao, cho thuê, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Hội thảo có 4 bài tham luận  về các nội dung liên quan và 1 bài tham luận về hiện trạng đặc thù phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk. Thảo luận tại Hội trường có nhiều ý kiến của các đại biểu đến từ các Viện nghiên cứu, trường Đại Học Tây Nguyên, đại điên cơ quan quản lý nhà nước về Lâm nghiệp cấp tỉnh  và huyện  thuộc các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng  và đặc biết  có trên 10 ý kiến đến từ các đại diện của các cộng đồng ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Read More

post

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam

Việt Nam công nhận 54 dân tộc, mặc dù khoảng 87% dân số thuộc nhóm dân tộc Kinh. Hầu hết người dân tộc thiểu số sống ở vùng nông thôn miền núi và chiếm một tỷ lệ lớn người nghèo cùng cực trong nước (Ironside, 2017, USAID, 2013).

Khoảng 20% ​​dân số của tỉnh Quảng Bình là người dân tộc thiểu số, bao gồm người Ma Liềng, Khua, May, Sach, Rục, Ma Coong, Arem và Vân Kiều.

Chúng ta tìm hiểu từ người dân tộc thiểu số, đánh giá văn hóa và kiến ​​thức bản địa, ví dụ như quản lý đất đai và y học cổ truyền. Kiến thức này được sử dụng trong các dự án của chúng tôi để cải thiện tính bền vững và hiệu quả.

Chúng tôi làm việc với người dân tộc thiểu số để giảm nghèo và cải thiện sinh kế. Ví dụ, CIRD bắt đầu làm việc với cộng đồng Ma Lieng từ năm 1998. Các dự án bao gồm việc giao đất lâm nghiệp và hỗ trợ quản lý rừng bền vững phù hợp với luật tục. Bạn có thể đọc thêm về dự án tại đây.

Nguồn

Ironside, J. (2017). Việc công nhận quyền sở hữu truyền thống ở Việt Nam. Nghiên cứu chuyên đề MRLG số 6. Viêng Chăn: MRLG.

USAID (2013) Hồ sơ quốc gia của Việt Nam: Quyền tài sản và Quản trị Nguồn lực. Read More

post

Về thăm Đồn Biên phòng 575 và bà con dân tộc Chứt Bản Rào Tre và Bản Giàng

Sau mấy năm không trở lại vùng đất này, hôm nay tôi lại có cơ hội đi cùng đoàn công tác của Trung tâm nghiên cứu bản địa và phát triển cuả Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam lên thăm cán bộ chiến sỹ Đồn BP 575 và bà con nhân dân Bản Rào Tre, xã Hương Liên, Bản Giàng, xã Hương Lâm, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Mới có mấy năm thôi nhưng vùng đất này đã đổi thay nhiều quá, anh em cán bộ chiến sỹ Đồn BP đã có chỗ ăn ở đàng hoàng, khang trang, đời sống vật chất tinh thần của bà con dân bản đã được cải thiện và nâng lên rất nhiều. Cám ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp và Bộ đội BP Hà Tĩnh đã có sự quan tâm đặc biệt, tạo nên sự đổi thay cơ bản toàn diện cho bà con dân bản và vùng đất nơi biên cương của Tổ quốc. Read More

post

Gặp gỡ vì mục tiêu phát triển bền vững 2017

Chiều 8/12 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức Sự kiện gặp gỡ 2017 vì sự Hợp tác và Phát triển tham gia sự kiện có ông Trần Đắc Lợi, Phó trưởng ban TT, Ban Đối ngoại TW, ông Lê Bộ Lĩnh, Phó Tổng thư ký QH, Phó chủ nhiệm VPQH, ông Bruno Angelet, Đại sứ phái đoàn LM Châu Âu tại Việt Nam, ông Michael Greene, Giám đốc USAID Việt Nam, lãnh đạo LHHVN và trên 150 đại biểu đại diện cho các Bộ, Ban, ngành Trung ương và Hà Nội, các tổ chức Quốc tế, lãnh đạo các đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc LHHVN.

Read More

post

Mekong ICT Camp 2017

Mekong ICT Camp là chuỗi hội thảo kết hợp với tập huấn về thông tin, truyền thông và công nghệ cho các nhà báo, các nhà hoạt động vì sức khoẻ cộng đồng và phát triển xã hội ở tiểu vùng Mekong. Mekong ICT Camp lần đầu tiên được tổ chức bởi Thai Fund Foundation vào năm 2008, cho đến nay chuỗi hoạt động đã được diễn ra them vào các năm 2010, 2013 và 2015. Năm nay, Mekong ICT Camp được tổ chức tại Siem Reap, Campuchia từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 9 năm 2017.

mekong ict camp 002

Read More