CEGORN

Trung Tâm Nghiên Cứu Quản Trị Tài Nguyên Vùng Cao

 

Center For Highland Natural Resource Governance

Được thành lập vào tháng 01 năm 2015, CEGORN là một tổ chức khoa học công nghệ trực thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Trung tâm vận hành theo Giấy phép đăng ký hoạt động KHCN số A-1253 do Bộ Khoa học Công nghệ cấp ngày 30 tháng 01 năm 2015.

Là một tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, CEGORN hướng tới các mục tiêu chính:

Bảo tồn và phát triển
văn hóa bản địa

Nghiên cứu và tư vấn hỗ trợ quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân

Tất cả đều nỗ lực để góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững các vùng nông thôn, miền núi, đặc biệt ưu tiên cho đối tượng là phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số..

Tầm nhìn

CEGORN hướng tới một xã hội, trong đó các cộng đồng dân cư đều được tôn trọng và đối xử công bằng dựa trên nền văn hóa của họ. Tất cả mọi người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, người nghèo, người dân miền núi được bình đẳng trong tiếp cận pháp luật và các cơ hội về quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Sứ mệnh

Tạo ra không gian tốt cho đồng bào dân tộc thiểu số, những người dân nghèo bị thiệt thòi ở vùng nông thôn, miền núi có thể phát huy các giá trị văn hóa, luật tục truyền thống nhằm quản lý, bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên - tài nguyên văn hóa thông qua việc nghiên cứu, phân tích, vận động chính sách, trao quyền cho cộng đồng.

Cơ cấu tổ chức

QUẢN LÝ - ĐIỀU HÀNH

NGÔ VĂN HỒNG

Giám đốc

Tiến Sĩ Quản Trị Tài Nguyên Rừng
24 năm hoạt động cộng đồng, nghiên cứu, phân tích chính sách, 18 năm quản lý, điều hành dự án về Lâm nghiệp, đất đai, phát triển cộng đồng, dân tộc thiểu số

CHÂU VĂN HUỆ

Phó giám đốc

Cử Nhân Kinh Tế – Tài Chính
24 năm hoạt động phát triển cộng đồng,</BR >quản lý tài chính vi mô, nghiên cứu chuỗi giá trị, 18 năm quản lý – điều hành dự án

TÀI CHÍNH – VĂN PHÒNG

PHẠM THỊ KIM DUNG

Kế toán trưởng

Cử Nhân Kế Toán – Tài Chính
10 năm kinh nghiệm Kế toán – Tài chính dự án

ĐINH THỊ HỒNG YÊN

Văn phòng – Thủ quỹ

Cử Nhân Kế Toán
09 năm kinh nghiệm Kế toán – Tài chính

PHÒNG TÀI NGUYÊN

NGUYỄN VĂN SỰ

Quản lý phòng tài nguyên

Chuyên gia Tài nguyên và phát triển cộng đồng
04 năm hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, giám sát đánh giá dự án, 06 năm kinh nghiệm truyền thông nội bộ

TRẦN THỊ KIM LIÊN

Cán Bộ Dự Án

Thạc sĩ khoa học và quản lý rừng
24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
Lâm nghiệp, Phát triển nông thôn, Thích ứng với biến đổi khí hậu và Giới

DƯƠNG THỊ DUNG

Cán bộ dự án

Cử Nhân Hành chính học

06 năm hoạt động trong lĩnh vực hành chính Nhà nước

02 năm hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng

PHÒNG TRUYỀN THÔNG – GIÁM SÁT

PHẠM THỊ SÂM

Quản lý – MEL – Truyền Thông

Cử Nhân Khoa Học Môi Trường
04 năm hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng, giám sát đánh giá dự án, 06 năm kinh nghiệm truyền thông nội bộ

NGUYỄN QUỲNH ANH

Cán Bộ truyền thông

Cử Nhân Luật
01 năm hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và tư vấn pháp luật

CHÂU BẢO TRUNG

Cán bộ giám sát – điều tra đánh giá

Cử Nhân Tài nguyên môi trường

01 năm kinh nghiệm về giám sát – điều tra liên quan đến bảo tồn và tài nguyên

GS.TS ĐẶNG HÙNG VÕ

Chuyên gia đất đai, Môi trường

PGS.TS ĐỖ ANH TUÂN

Chuyên gia lâm nghiệp cộng đồng

NGÔ VĂN HỒNG  

Chuyên gia lâm nghiệp

PHAN TRỌNG HÙNG

Chuyên gia tư vấn pháp luật

TS. TRỊNH THĂNG LONG

Chuyên gia đa dạng sinh học và đánh giá tác động

LS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

Chuyên gia Tư vấn Pháp luật, chuyên gia FPIC

PGS.TS ĐỒNG THANH HẢI

Chuyên gia Động vật học

TS. NGUYỄN DUY LƯƠNG

Mạng lưới nông dân nòng cốt
Già làng bản Kè – Lâm Hóa

THS. TRẦN NGỌC BÌNH

Chuyên gia chính sách lâm nghiệp

TS. TẠ LONG

Chuyên gia dân tộc học

CG. NGUYỄN VĂN SỰ

Chuyên gia quản lý tài nguyên

CAO THỊ TRANG -CAO THỊ HẬU

Thầy thuốc nam

NGUYỄN QUYẾT THẮNG

 Chuyên gia nuôi ong 

NGUYỄN QUANG MINH

Chuyên gia kỹ thuật ong

PHẠM THỊ LÂM

BQL rừng cộng đồng ban Cáo

DƯ XUÂN CẢNH

Ban quản lý Rừng cộng đồng,


CAO DỤNG

Già làng bản Kè – Lâm Hóa

CAO THỊ VÂN

Tổ trưởng tổ hợp tác Lâm nghiệp cộng đồng Mã Liềng

Các thành viên Tổ bảo tồn tự nguyện Voọc gáy trắng huyện Tuyên Hóa

NGUYỄN THỊ HÒA
Nông dân tại xã Kim Hóa

NGUYỄN THANH TÚ

Tổ trưởng tổ bảo tồn tự nguyện Voọc gáy trắng huyện Tuyên Hóa

Bản Cơ chế hoạt động được sử dụng như một bản tài liệu hướng dẫn dành cho nhân viên của trung tâm CEGORN. Bản cơ chế hoạt động bao gồm mô tả công việc của tất cả nhân viên, cơ quan ra quyết định và là công cụ định hướng cho các đề xuất chương trình/ dự án, quản lí, giám sát và đánh giá chương trình/ dự án.

Tài liệu này sẽ được cấp phát cho các nhân viên hiện tại cũng như các nhân viên mới của CEGORN, đồng thời sẽ được cập nhật định kì 6 tháng nhằm đảm bảo phản ánh kịp thời những trọng tâm và công việc hiện tại của CEGORN.​

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN VÙNG CAO

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở pháp lý hoạt động
Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng cao (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (gọi tắt là Liên hiệp Hội Việt Nam), hoạt động theo Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13, Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ, Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Điều lệ và các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam.

Điều 2. Tư cách pháp nhân

  1. Tên Trung tâm Tên gọi bằng tiếng Việt: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng cao.
    Tên gọi bằng tiếng Anh: Center for Highland Natural Resource Governance Research.
    Tên viết tắt bằng tiếng Anh: CEGORN.
  2. Trụ sở chính: tại thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
    Trung tâm có tư cách pháp nhân độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng.
  3. Trung tâm có trụ sở chính tại tỉnh Quảng Bình, trong quá trình hoạt động Trung tâm có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước sở tại. Chi nhánh, văn phòng đại diện do Trung tâm thành lập và là các đơn vị không có tư cách pháp nhân độc lập.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động
Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản, tự trang trải về tài chính theo quy định của pháp luật, Điều lệ và các qui định của Liên hiệp Hội Việt Nam, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động khoa học và công nghệ được ghi trong Giấy đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm do Liên hiệp Hội Việt Nam phê duyệt.

Chương 2

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ
  1. Chức năng
    Tập hợp các nhà khoa học, các chuyên gia có kinh nghiệm và cán bộ có trình độ chuyên môn để nghiên cứu, ứng dụng, thực hiện các dịch vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quản trị tài nguyên nhằm thúc đẩy phát triển bền vững khu vực vùng cao.
  2. Nhiệm vụ
  • Nghiên cứu phát triển và ứng dụng: Thực hiện các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực quản trị tài nguyên vùng cao về phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, quản trị tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Ứng dụng, thực nghiệm các giải pháp quản trị bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng mô hình phát triển bền vững nông thôn vùng cao, miền núi.
  • Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ: Tư vấn, phản biện, đánh giá chương trình, đề tài, dự án, nâng cao năng lực, nhận thức cộng đồng, chuyển giao khoa học và công nghệ; Tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, phổ biến kiến thức, cung ứng các sản phẩm tạo ra từ các kết quả nghiên cứu ứng dụng thuộc lĩnh vực quản trị tài nguyên thiên nhiên.
  • Liên kết, hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của Nhà nước và Liên hiệp Hội Việt Nam.
Điều 5. Quyền hạn, nghĩa vụ
  1. Quyền hạn
  • Tự chủ tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính và hạch toán độc lập, ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, quyết định giá cả các sản phẩm nghiên cứu, dịch vụ khoa học và công nghệ theo thỏa thuận qua hợp đồng; tự chủ ký kết thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật và của Liên hiệp Hội Việt Nam.
  • Xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được phê duyệt.
  • Hợp tác, liên doanh, liên kết với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động khoa học công nghệ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều lệ của Trung tâm và theo quy định của pháp luật.
  • Công bố, quảng cáo, giới thiệu, chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, các quy định khác của pháp luật và của Liên hiệp Hội Việt Nam.
  • Các quyền khác quy định trong Luật Khoa học và Công nghệ, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam.
  1. Nghĩa vụ
  • Thực hiện đúng pháp luật, Điều lệ và các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm; hoạt động theo đúng các nội dung đã được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; tuân thủ các quy định của pháp luật khi hoạt động trong các lĩnh vực cần có điều kiện.
  • Thực hiện công tác tài chính theo quy định, đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế, nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc đã công bố.
  • Thực hiện chế độ báo cáo với Liên hiệp Hội Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan chức năng theo quy định.
  • Bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ bí mật về KH&CN. Đóng góp vào sự phát triển của Liên hiệp Hội Việt Nam. Các nghĩa vụ khác theo quy định.

Chương 3

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 6. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm
  1. Hội đồng quản lý;
  2. Hội đồng khoa học
  3. Ban lãnh đạo;
  4. Kế toán trưởng;
  5. Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng;

Điều 7. Hội đồng quản lý

  1. Tổ chức
  • Sau khi có Quyết định thành lập Trung tâm, Hội đồng sáng lập được chuyển thành Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý là cơ quan quyết định cao nhất của Trung tâm, tồn tại trong suốt quá trình hoạt động pháp nhân của Trung tâm và chỉ chấm dứt trong trường hợp Trung tâm giải thể.
  • Hội đồng quản lý được Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định công nhận.
  • Hội đồng quản lý có thể bổ sung, thay đổi thành viên khi được sự nhất trí của từ 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý trở lên và được lập thành văn bản lưu hồ sơ.
  • Hội đồng quản lý gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên sáng lập còn lại và thành viên được bổ sung.
  1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý
  • Xác định phương hướng và kế hoạch phát triển của Trung tâm.
  • Xây dựng và quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn và hàng năm của Trung tâm.
    Thông qua các kế hoạch tài chính và quyết toán tài chính của Trung tâm.
  • Thông qua cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và quản lý, các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc.
  • Bầu bổ sung, thay đổi thành viên Hội đồng quản lý, Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số các thành viên của Hội đồng quản lý và đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định công nhận.
  • Đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc; thông qua chức danh Phó Giám đốc, Kế toán trưởng do Giám đốc đề nghị để trình Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định.
  • Sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm và đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định.
    Kiểm tra, giám sát hoạt động và tài sản, tài chính của Trung tâm.
  • Quyết định việc tự giải thể Trung tâm và đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định giải thể.
    Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động này.
  1. Trách nhiệm của Hội đồng quản lý.
  • Chịu trách nhiệm về những nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý.
  • Ban hành các quyết định, nghị quyết hợp pháp, đúng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm đã được Liên hiệp Hội Việt Nam phê duyệt.
  1. Hoạt động và nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý.
  • Hội đồng quản lý họp định kỳ 06 tháng/lần hoặc được triệu tập họp bất thường trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc của từ 2/3 số thành viên Hội đồng quản lý trở lên.
  • Nội dung cuộc họp và các quyết định của Hội đồng quản lý phải được lập thành văn bản. Cuộc họp có giá trị khi ít nhất có từ 2/3 ủy viên Hội đồng quản lý trở lên dự họp. Các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý được thông qua và có hiệu lực khi có ít nhất từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng quản lý trở lên chấp thuận.
  1. Quyền và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản lý
  • Điều hành và quản lý hoạt động của Hội đồng quản lý. Triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quản lý, xây dựng nội dung chương trình cuộc họp.
  • Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng quản lý.
  • Ký các văn bản, nghị quyết thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý.
  • Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý giữa hai kỳ họp.
  • Chủ tịch Hội đồng quản lý có nhiệm kỳ 05 năm và được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế và có thể bị miễn nhiệm khi chưa hết nhiệm kỳ. Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể kiêm chức vụ Giám đốc.
  1. Quyền và trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý.
  • Thực hiện các công việc do Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền.
  • Thay mặt Chủ tịch Hội đồng quản lý điều hành hoạt động của Hội đồng quản lý khi Chủ tịch Hội đồng quản lý vắng mặt và được ủy quyền.
Điều 8. Hội đồng khoa học
  1. Hội đồng khoa học của Trung tâm gồm các nhà khoa học và chuyên gia có trình độ chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan. Hội đồng khoa học có nhiệm vụ tư vấn cho Giám đốc trong việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá, thẩm định và phản biện các đề tài, dự án, kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của Trung tâm.
  2. Hội đồng khoa học gồm Chủ tịch, thư ký và một số thành viên do Giám đốc mời sau khi thông qua Hội đồng quản lý và ra quyết định thành lập, hoạt động theo quy chế của Trung tâm.
  3. Trung tâm có thể thành lập các Hội đồng khoa học chuyên ngành gồm những người trong và ngoài Trung tâm phù hợp với từng vấn đề chuyên môn cụ thể.
Điều 9. Ban lãnh đạo
  1. Giám đốc
  • Giám đốc là người đại diện pháp luật, là chủ tài khoản của Trung tâm; chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức và điều hành hoạt động của Trung tâm, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý, Liên hiệp Hội Việt Nam và trước pháp luật. Giám đốc do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý.
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc.+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Trung tâm, tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý, điều hành các hoạt động và các vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày của Trung tâm, thực hiện các chế độ quản lý tài chính kế toán của một đơn vị hạch toán độc lập theo quy định về tài chính của Nhà nước và Liên hiệp Hội Việt Nam.+ Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và quản lý, các hình thức khen thưởng, kỷ luật; ban hành các quy chế; đề xuất khen thưởng, kỷ luật của Trung tâm.
    + Lựa chọn các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng thông qua Hội đồng quản lý để trình Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm.
    + Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý bộ phận của Trung tâm (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm của Liên hiệp Hội Việt Nam).
    + Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động của Trung tâm.
    + Tuyển dụng lao động, ký hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
    + Ra quyết định thành lập hoặc giải thể các phòng/ban chuyên môn của Trung tâm theo nghị quyết của Hội đồng quản lý.
    + Các quyền và nhiệm vụ khác tuân theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trung tâm, quy định của pháp luật Điều lệ và quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam.
  • Nhiệm kỳ của Giám đốc là 05 năm

  1. Phó Giám đốc.
  • Phó Giám đốc do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Giám đốc. Phó Giám đốc giúp Giám đốc trong việc điều hành Trung tâm theo sự phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
  • Nhiệm kỳ của Phó Giám đốc là 05 năm.
Điều 10. Kế toán trưởng
  1. . Kế toán trưởng là người giúp việc thực hiện công tác tài chính, kế toán của Trung tâm, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động tài chính, kế toán của Trung tâm theo đúng các quy định về tài chính và kế toán của Nhà nước. Kế toán trưởng do Liên hiệp Hội Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc và được sự đồng ý của Hội đồng quản lý.
  2. Nhiệm kỳ của Kế toán trưởng là 05 năm.
Điều 11. Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng
  1. Trung tâm có Văn phòng và các Phòng/Ban chức năng (các bộ phận này không có tư cách pháp nhân độc lập). Việc thành lập các bộ phận cũng như bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó các bộ phận do Trung tâm trưởng quyết định.
  2. Nhân lực
  • Nhân lực của Trung tâm bao gồm các cán bộ chính thức không thuộc biên chế Nhà nước và các cán bộ kiêm nhiệm và cộng tác viên tự nguyện tham gia hoạt động tại Trung tâm. Người làm việc cho Trung tâm được hưởng lương, phụ cấp và các lợi ích khác của Trung tâm trên cơ sở hoàn thành khối lượng công việc được giao.
  • Nghĩa vụ và quyền hạn của các cá nhân và bộ phận của Trung tâm được quy định chi tiết trong Quy chế hoạt động của Trung tâm và trong các điều khoản hợp đồng lao động do các bên tham gia thỏa thuận ký kết.
  • Cá nhân và các bộ phận của Trung tâm có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế hoạt động của Trung tâm. Cá nhân hoặc bộ phận nào vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật; nếu gây thiệt hại tài chính công, sẽ phải bồi thường hoặc xử lý theo pháp luật.

Chương 4

CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH

Điều 12. Nguyên tắc tài chính
  1. .Trung tâm hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự quản và tự hạch toán về tài chính theo đúng các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán hiện hành.
  2. Năm tài chính của Trung tâm bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 13. Nguồn thu
  1. .Vốn đóng góp của các thành viên.
  2. Kinh phí thu được từ các hoạt động nghiên cứu, dịch vụ và các hoạt động hợp pháp khác của Trung tâm.
  3. Vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
  4. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.
  5. Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 14. Sử dụng tài chính

  1. Chi cho hoạt động thường xuyên của Trung tâm.
  2. Thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động theo đúng chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm đã đề ra.
  3. Mua sắm, thuê các phương tiện vật chất – kỹ thuật cần thiết cho hoạt động của Trung tâm.
  4. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và Liên hiệp hội Việt Nam.
  5. Các khoản chi phí hợp pháp khác.
  6. Sau khi thanh toán và hoàn trả các chi phí, hoàn thành các nghĩa vụ, phần lợi nhuận còn lại sẽ được sử dụng cho các Quỹ (Quỹ đầu tư và phát triển, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng…).
Điều 15. Tài sản
  1. Vốn điều lệ do Trung tâm quyết định. Trong đó, vốn bằng tiền mặt tại thời điểm đăng ký thành lập phải đảm bảo đủ kinh phí hoạt động thường xuyên của Trung tâm ít nhất trong 01 năm. Tài sản của Trung tâm gồm tài sản cố định và tài sản khác được bổ sung trong quá trình hoạt động. Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý tài sản, thực hiện kiểm kê theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
  2. Tài sản, nguồn thu tài chính hợp pháp của Trung tâm được chia theo tỷ lệ góp vốn do Hội đồng quản lý quyết định.

Chương 5

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, GIẢI THỂ

Điều 16. Các trường hợp bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể
  1. Trung tâm xin tự giải thể hoặc đề nghị tạm dừng hoạt động.
  2. Trung tâm bị Liên hiệp Hội Việt Nam quyết định đình chỉ hoạt động (có thời hạn hoặc không thời hạn) hoặc giải thể trong trường hợp:
  • Hoạt động không có hiệu quả, không có khả năng thực hiện được chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Trung tâm.
  • Vi phạm Điều lệ và các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam đến mức bị đình chỉ hoạt động hoặc giải thể.
  • Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.
  • Vi phạm pháp luật đến mức phải đình chỉ hoạt động hoặc giải thể.
Điều 17. Thủ tục giải thể
  1. Trong trường hợp giải thể, việc thanh lý tài sản và thủ tục giải thể, Trung tâm thực hiện theo đúng trình tự và các quy định của pháp luật. Toàn bộ tài sản của Trung tâm sau khi thanh toán các khoản nợ và đóng góp của các thành viên, sẽ được trao tặng lại cho tổ chức/quỹ hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo và phi lợi nhuận. Chủ tịch Hội đồng quản lý và Giám đốc chịu trách nhiệm về các khoản nợ, tranh chấp tài chính của đơn vị khi giải thể trước pháp luật.
  2. Liên hiệp Hội Việt Nam ra quyết định giải thể. Khi có quyết định hoặc nghị quyết trình cơ quan chức năng xin giải thể đơn vị, Trung tâm

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Điều kiện sửa đổi và bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động
Trong quá trình hoạt động, Trung tâm có thể bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động. Việc bổ sung, sửa đổi do Giám đốc đề nghị khi đã được Hội đồng quản lý thông qua và được Liên hiệp Hội Việt Nam phê chuẩn.

Điều 19. Hiệu lực của Điều lệ tổ chức và hoạt động
Điều lệ tổ chức và hoạt động này gồm 06 chương, 19 điều và có hiệu lực kể từ ngày được Liên hiệp Hội Việt Nam ký quyết định ban hành./.