Số lượng: 01 chuyên gia
Thời gian: từ 02/6 – 02/7/2023
Địa điểm: xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăk Ruồng – huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.
Dự án sẽ cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện 4 mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng từ nguồn quỹ đất và rừng được bàn giao cho địa phương trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Kon Plong (Kon Tum), Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) với 2 mục tiêu chính: i) Tăng cường tiếp cận sử dụng và quản lý khoảng 1.500 ha đất lâm nghiệp và rừng có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho chính quyền địa phương trên địa bàn hai tỉnh từ việc thực hiện sắp xếp đổi mới công ty Nông lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật cho 15 cộng đồng dân tộc thiểu số để quản lý, sử dụng có hiệu quả; ii) Xây dựng 01 đề xuất Quy trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở tiếp cận về bình đẳng giới và sự tham gia, đồng thuận của cộng đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) của cộng đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ thực hiện 4 mô hình thí điểm để khuyến nghị các cấp, ngành có liên quan phê duyệt áp dụng cho các địa phương khác.
Trong khuôn khổ Dự án, nhằm giúp cộng động xác định được ranh giới khu vực rừng được giao với rừng được giao cho các chủ thể khác để quản lý có hiệu quả hơn khu vực rừng cộng đồng. Trung tâm CEGORN triển khai thực hiện hoạt động cắm bảng thông tin rừng cộng đồng xung quanh các diện tích rừng được nhà nước giao.
Vì vậy, Trung tâm CEGORN cần tuyển 01 tư vấn/nhóm tư vấn có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện hoạt động xác định điểm cắm bảng và thực hiện cắm bảng thông tin rừng cộng đồng.
- Mục tiêu:
– Giúp các cộng đồng có thể xác định được ranh giới khu vực rừng được nhà nước giao để quản lý có hiệu quả hơn;
– Các chủ rừng khác không lấn chiếm vào diện tích rừng của cộng đồng.
- Nội dung công việc:
– Sơ thám, lựa chọn xác định địa điểm để thực hiện việc cắm bảng;
– Số hóa bản đồ (chuẩn bị, số hóa, biên tập, kiểm tra, lưu trữ) 1/10.000;
– Thông báo, quản lý và hướng dẫn cho người dân của các cộng đồng cùng tham gia cắm bảng;
– Vận chuyển bảng thông tin cộng đồng để thực hiện cắm tại các điểm rừng cộng đồng.
4. Kết quả mong đợi:
– Có được bản đồ xác định địa điểm cần đống bảng;
– Đóng được khoảng 500 bảng xung quanh các khu vực rừng cộng đồng;
– Có ít nhất 30 người dân được tham gia vào quá trình đóng bảng.
5. Thời gian và địa điểm:
– Thời gian: từ 02/6 – 02/7/2023
– Địa điểm: xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăk Ruồng – huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
6. Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn khảo sát:
– Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành liên quan đến quản lý rừng hoặc quản lý tài nguyên rừng;
– Đã từng tham gia các hoạt động giao đất, giao rừng ở thực địa;
– Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm về khảo sát thực địa trong hoạt động giao đất, giao rừng;
– Đã từng thực hiện các hoạt động giao đát, giao rừng liên quan đến cộng đồng dân cư;
– Có kỷ năng điều hành, quản lý đội nhóm thực hiện hoạt đông đảm bảo đúng yêu cầu kỷ thuật và thời gian thực hiện;
– Có kinh nghiệm trong thực hiện hoạt động cắm mốc phân định ranh giới khi giao đất giao rừng
– Có kinh nghiệm trong số hoá dữ liệu, xây dựng bản đồ.
7. Kinh phí tư vấn/nhóm tư vấn, người tham gia cắm bảng:
Kinh phí chuyên gia tư vấn/nhóm tư vấn và người tham gia thực hiện hoạt động cắm bảng thông tin rừng cộng đồng được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:
+ Kinh phí đối với chuyên gia/nhóm tư vấn:
- sơ tham, xác định lựa chọn địa điểm cắm mốc: 12 công x 700.000 = 8.400.000đ
- xử lý số liệu, số hoá bản đồ: 5 công x 700.000 = 3.500.000đ
- chuyển, cắm bảng: 20 công x 700.000 = 14.000.000đ
- xây dựng bản đồ hoàn công: 3 công x 700.000 = 2.100.000đ
+ Kinh phí đối với người tham gia hoạt động:
5 người/cộng đồng x 10 cộng đồng = 50 người x 300.000 = 15.000.000đ
Tổng kinh phí: 43.000.000 đồng (bốn mươi ba triệu đồng)
- đã bao gồm ăn, nghỉ, đi lại của Tư vấn/nhóm tư vấn và những người tham gia thực hiện hoạt động cắm bảng
- động:
– Liên hệ với chính quyền địa phương về việc thực hiện hoạt động cắm bảng;
- trợ Tư vấn/nhóm tư vấn hoàn thiện các chứng từ liên quan
- CÁC LƯU Ý KHÁC
Trong thời gian thực hiện hợp đồng, bên tư vấn phải thực hiện các điểm sau:
- Chịu trách nhiệm về việc mua các loại bảo hiểm nghề nghiệp, y tế, tai nạn, đi lại và các khoản tương tự khác trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn.
- Chịu trách nhiệm trả các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bảo đảm chất lượng các kết quả đầu ra theo yêu cầu đã đề cập.
11. PHƯƠNG THỨC NỘP HỒ SƠ:
Các cá nhân và tổ chức quan tâm vui lòng gửi Hồ sơ (bao gồm thư ứng tuyển và lý lịch khoa học) về Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao trước ngày 27/5/2023 theo địa chỉ email: Cegorn@cegorn.org hoặc nộp trực tiếp tại địa chỉ: 09 Lê Lợi – Thị Trấn Đồng Lê – huyện Tuyên Hóa – tỉnh Quảng Bình, Điện thoại liên hệ: 0232.3684115