Thời gian: Tháng 9 năm 2023
Địa điểm: Văn Bàn và Bảo Yên – tỉnh Lào Cai; huyện Kon Rẫy và Kon Plông – tỉnh Kon Tum
- Đặt vấn đề
Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.
Dự án sẽ cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện 4 mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng từ nguồn quỹ đất và rừng được bàn giao cho địa phương trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Kon Plong (Kon Tum), Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) với 2 mục tiêu chính: i) Tăng cường tiếp cận sử dụng và quản lý khoảng 1.500 ha đất lâm nghiệp và rừng có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho chính quyền địa phương trên địa bàn hai tỉnh từ việc thực hiện sắp xếp đổi mới công ty Nông lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật cho 15 cộng đồng dân tộc thiểu số để quản lý, sử dụng có hiệu quả; ii) Xây dựng 01 đề xuất Quy trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở tiếp cận về bình đẳng giới và sự tham gia, đồng thuận của cộng đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) của cộng đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ thực hiện 4 mô hình thí điểm để khuyến nghị các cấp, ngành có liên quan phê duyệt áp dụng cho các địa phương khác.
Trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện các hoạt động của dự án này, nhằm hỗ trợ cho các cộng đồng nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng sau khi được giao. Trung tâm CEGORN triển khai thực hiện hoạt động tập huấn việc sử dụng phần mềm tuần tra rừng (SMART) cho 20 cộng đồng dự án thuộc 2 tỉnh Kon Tum và Lào Cai
Vì vậy, Trung tâm CEGORN cần tuyển 01 nhóm chuyên gia tư vấn có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện hoạt động tập huấn phần mềm SMART.
- Mục tiêu:
Giúp cán bộ kiểm lâm các xã Dự án được nâng cao năng lực trong việc sử dụng, quản lý phần mềm tuần tra rừng;
Giúp cộng đồng địa phương có thể sử dụng được phần mềm SMART trong quá trình thực hiện công tác tuần tra, bảo vệ rừng để việc quản lý các diện tích rừng được nhà nước giao có hiệu quả hơn.
3. Nội dung thực hiện:
– Xây dựng kế hoạch tập huấn;
– Xây dựng bài giảng SMART Mobile;
– Xây dựng bài giảng SMART Desktop;
– Tập huấn SMART cho cán bộ kiểm lâm và cộng đồng;
– Báo cáo sau tập huấn;
4. Kết quả mong đợi:
– Tổ chức được 5 lớp tập huấn cho 20 cộng đồng thuộc các huyện Văn Bàn và huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; Huyện Kon Plong và Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum;
– Tổ chức được 03 lớp tập huấn cho cán bộ kiểm lâm huyện Văn Bàn và Bảo Yên – tỉnh Lào Cai; huyện Kon Rẫy và Kon Plông – tỉnh Kon Tum
5. Thời gian dự kiến thực hiện:
– Tháng 9 năm 2023
6. Yêu cầu đối với nhóm chuyên gia tư vấn:
6.1. Đối với Trưởng nhóm
Trình độ và kỹ năng:
- Tốt nghiệp thạc sỹ hoặc cao hơn về quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh học.
- Thông thạo nói và viết tiếng Anh.
- Đã thực hiện các hợp đồng tương tự;
- Có kỷ năng điều hành, quản lý các tổ nhóm;
Kinh nghiệm chuyên môn cụ thể:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp liên quan đến cộng đồng
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm trưởng nhóm nhiệm vụ, dự án
- Có kinh nghiệm trong triển khai tập huấn về về SMART
- Có kinh nghiệm làm việc với các nhóm cộng đồng và người dân tộc thiểu số;
- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức bảo tồn, tổ chức quốc tế là một lợi thế;
- Có kỷ năng tổng hợp và viết báo cáo.
6.2. Đối với Chuyên gia tập huấn SMART
Trình độ và kỹ năng:
- Có bằng Thạc sỹ trở lên về các chuyên ngành: lâm nghiệp, quản lý bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh học, sinh thái học hoặc tương tự.
- Có ít nhất 10 năm làm việc trong lĩnh vực Lâm nghiệp;
- Hiểu biết sâu và sử dụng phần mềm SMART thành thạo (có chứng chỉ IT sẽ được ưu tiên)
- Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ, các dự án ở Việt Nam.
- Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng là một lợi thế;
Kinh nghiệm chuyên môn cụ thể:
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm ứng dụng và triển khai phần mềm SMART phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên rừng, các Ban quản lý rừng và các chủ rừng khác.
- Đã tham gia đào tạo, tập huấn sử dụng phần mềm SMART cho ít nhất 10 đơn vị quản lý rừng cơ quan kiểm lâm các cấp và các tổ chức, cơ quan khác có liên quan đến quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Đã từng tham gia thực hiện các chương trình/dự án/gói công việc tương tự như gói tư vấn này.
- Có kỷ năng quản lý và điều hành lớp tập huấn;
- Có kỷ năng tổng hợp và viết báo cáo.
7. Kinh phí nhóm chuyên gia:
Kinh phí nhóm chuyên gia thực hiện hoạt động tập huấn phần mềm SMART được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:
Đối với Trưởng nhóm gồm 06 công bao gồm: 01 công xây dựng kế hoạch tập huấn, 03 công xây dựng tài liệu tập huấn, 02 công hoàn thiện báo cáo sau tập huấn
Đối với chuyên gia tập huấn SMART gồm có:
Công thiết kế bài giảng: 01 công; Công tổ chức tập huấn 13 công; Công viết báo cáo sau tập huấn 01 công;
8. Kết quả sản phẩm sau hoạt động
- Kế hoạch tổ chức tập huấn;
- Tài liệu tập huấn;
- Báo cáo sau tập huấn
9. Trách nhiệm của nhóm chuyên gia:
9.1. Đối với Trưởng nhóm:
– Giữ vai trò đầu mối giữa các bên để triển khai nhiệm vụ
– Xây dựng kế hoạch tập huấn
– Hỗ trợ xây dựng bài giảng
– Hoàn thiện báo cáo và bàn giao
9.2. Đối với chuyên gia tập huấn SMART
– Xây dựng tài liệu tập huấn
– Triển khai tập huấn cho cộng đồng
– Xây dựng báo cáo
– Liên hệ với chính quyền địa phương về việc thực hiện hoạt động;
10 Đối với CEGORN
- Liên hệ với chính quyền địa phương về việc thực hiện hoạt động;
- Gửi Giấy mời các đại biểu tham gia tập huấn theo đúng thành phần;
- Dự trù tài chính cho hoạt động;
11: Tổ chức thực hiện
– Nhóm tư vấn sẽ làm việc và chịu sự giám sát trực tiếp của quản lý và cán bộ dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” thuộc trung tâm CEGORN
– CEGORN sẽ cung cấp các thông tin liên quan và hỗ trợ kỹ thuật để tư vấn hoàn thành nhiệm vụ.
– Toàn bộ sản của hoạt động này thuộc sở hữu của CEGORN và các tổ chức thực hiện Dự án. Tư vấn không được công bố hay sử dụng cho mục đích khác không liên quan đến dự án khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của CEGORN và các tổ chức thực hiện Dự án.
Phương thức nộp hồ sơ: Các cá nhân và tổ chức quan tâm vui lòng gửi: Email bày tỏ sự quan tâmDanh sách và lý lịch khoa học của chuyên gia thực hiện gói tư vấn Bản đề xuất kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụBản đề xuất tài chính. hoặc gửi đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 Email: cegorn@cegorn.org trước ngày 10/9/2023 |