Tuyển chuyên gia: Đánh giá tình hình thực tế và những thách thức về quản lý đất đai qua dữ liệu và bản đồ

– Thời gian: Tháng 05/2022
Địa điểm: xã Đăk Tờ Re, Đăk Ruồng, Đăk Pne – huyện Kon Rẫy; xã Đăk nên và Đăk Ring – huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
– Yêu cầu: Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp hoặc có kinh nghiệm ít nhất 10 năm trong lĩnh vực giao đất giao rừng

  1. Đặt vấn đề

Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.

Dự án sẽ cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện 4 mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng từ nguồn quỹ đất và rừng được bàn giao cho địa phương trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Kon Plong (Kon Tum), Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) với 2 mục tiêu chính: i) Tăng cường tiếp cận sử dụng và quản lý khoảng 1.500 ha đất lâm nghiệp và rừng có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho chính quyền địa phương trên địa bàn hai tỉnh  từ việc thực hiện sắp xếp đổi mới công ty Nông lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật cho 15 cộng đồng dân tộc thiểu số để quản lý, sử dụng có hiệu quả; ii) Xây dựng 01 đề xuất Quy trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở tiếp cận về bình đẳng giới và sự tham gia, đồng thuận của cộng đồng dựa trên nguyên tắc  tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) của cộng đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ thực hiện 4 mô hình thí điểm để khuyến nghị các cấp, ngành có liên quan phê duyệt áp dụng cho các địa phương khác.

Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, nhằm đánh giá tính hình thực tế và những thách thức về quản lý đất đai tại các xã thuộc địa bàn thực hiện Dự án để có các giải pháp giải quyết các vẫn đề liên quan đến quản lý đất đại. Trung tâm CEGORN thực hiện hoạt động “Đánh giá tình hình thực tế và những thách thức về quản lý đất đai thông qua dữ liệu và bản đồ”.

2. Mục tiêu:

Giúp các cộng đồng là địa bàn thực hiện dự án xác định được các vấn đế về quản lý đất đai hiện tại để hỗ trợ họ giải quyết được các vấn đề về chồng lấn diện tích đất của cộng đồng với các công ty lâm nghiệp hoặc các hộ gia đình khác.

3. Nội dung Hoạt động:

– Làm việc với đơn vị tư vấn để thu thập các thông tin có liên quan thông qua dữ liệu và bản đồ;

– Làm việc với chính quyền địa phương và các cộng đồng có liên quan để thu thập thông tin nhằm đánh giá tình hình thực tế và những thách thức trong quản lý đất đai;

– Báo cáo đánh giá.

        4. Phương pháp thực hiện

– Thông qua đơn vị tư vấn, chính quyền đại phương và các cộng đồng có liên quan để khảo sát, thu thập các thông tin cần thiết về tình hình quản lý đất đai của các cộng đồng thực hiện dự án.

        5. Kết quả mong đợi:

Có báo cáo chi tiết đánh giá tình hình thực tế và những thách thức về quản lý đất đai.

6. Thời gian và địa điểm:

– Thời gian: Tháng 05/2022

Địa điểm: xã Đăk Tờ Re, Đăk Ruồng, Đăk Pne – huyện Kon Rẫy; xã Đăk nên và Đăk Ring – huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum

7. Yêu cầu đối với Chuyên gia thực hiện hoạt động hỗ trợ cộng đồng:

– Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp hoặc có kinh nghiệm ít nhất 10 năm trong lĩnh vực giao đất giao rừng;

– Đã từng tham gia các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

– Có kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động với cộng đồng đặc bệt là người dân tộc thiểu số;

– Đã từng tổ chức thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng góp ý đối với các quy định liên quan đến lâm nghiệp hoặc đất đai;

– Có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công việc liên quan đến thu thập, khai thác thông tin liên quan đến đất và rừng;

– Có kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến cấp thôn/bản;

– Có kỹ năng viết báo cáo tốt;

7. Kinh phí chuyên gia thực hiện hoạt động:

Kinh phí chuyên gia thực hiện hoạt động hỗ trợ xác định ranh giới đất đai giao cho cộng đồng dân tộc thiểu số, được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:

Kinh phí chuyên gia thực hiện hoạt động Đánh giá tình hình thực tế và những thách thức về quản lý đất đai thông qua dữ liệu và bản đồ, được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:

  • Xây dựng Kế hoạch, đề cương thực hiện hoạt động hỗ trợ cộng đồng: 2 công x 3.500.000đ = 7.000.000đ
  • Làm việc với UBND xã và các thôn là địa bàn thực hiện dự án: 5 công x 3.500.000 = 17.500.000đ;
  • Liên hệ làm việc, thu thập thông tin từ đơn vị tư vấn: 1 công x 3.500.000đ = 3.500.000đ
  • Báo cáo sau hoạt động: 2 công x 3.500.000 = 7.000.000đ

Tổng kinh phí cho chuyên gia: 35.000.000 đồng (Ba mươi lăm triệu đồng chẵn)

  • Chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình thực hiện các hoạt động tại thực địa của Chuyên gia sẽ do Trung tâm CEGORN chi trả theo định mức tài chính của dự án.

Lưu ý: Chi phí trên đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân

8. Kết quả và sản phẩm Tập huấn:

Kế hoạch, đề cương thực hiện hoạt động

Báo cáo chi tiết hoạt động

9. Trách nhiệm của Trung tâm CEGORN:

– Liên hệ với các bên liên quan để chuyên gia thực hiện các hoạt động

Thông tin liên hệ: Các ứng viên quan tâm đến công việc này, xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch và chương trình sơ bộ đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 Email: cegorn@cegorn.org trước ngày 29/4/2022