Quyền đất rừng cho cộng đồng
Đối Mặt Vấn Đề
Quyền đất rừng của cộng đồng được hiểu là quyền sở hữu và hưởng dụng đất và rừng của cộng đồng. Riêng đối với Việt Nam, Đất đai là sở hữu toàn dân và do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu quản lý, nên quyền đất rừng của cộng đồng được. Quyền này do cộng đồng xây dựng và thừa nhận qua nhiều thế hệ, trở thành truyền thống trong tiếp cận, sở hữu, quản lý, sử dụng, ra quyết định và thực hiện trong nội bộ cộng đồng.
Tuy nhiên, sau nhiều thời kỳ biến động cũng như các chính sách quy hoạch và quản lý đất đai của các quốc gia, thực tế, nhiều cộng đồng, mặc dù đã và đang quản lý và bảo vệ hiệu quả, tuy nhiên, các chính sách của Nhà nước thường chưa đem lại cho các cộng đồng quyền chính thức về rừng.
Hiện nay, tại một số quốc gia ở châu Phi, châu Á và Mỹ La-tinh đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Brazil, Nepal, Phillipin, Ấn Độ … đã có các cải cách để đảm bảo quyền đất rừng cộng đồng với việc giao rừng cộng đồng, công nhận quyền sở hữu của cộng đồng hoặc đồng quản lý giữa các bên liên quan, bao gồm nhà nước và cộng đồng.
Tuy nhiên, thực tế, việc thực hiện quyền hưởng dụng từ rừng của các cộng đồng còn nhiều hạn chế như: “Nhiều cộng đồng được giao những khu rừng chất lượng thấp với sự mong muốn hoặc các yêu cầu cụ thể đòi hỏi họ phải dành nguồn nhân lực và vật lực để cải tạo chúng.
Đây là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở Ghana và các quốc gia châu Á.”, “Quyền được trao thông qua những công cụ ít có tính ràng buộc như nghị định, quy định, hợp đồng sẽ mong manh hơn, nhất là khi nó bị đơn phương chấm dứt.” (Báo cáo Thừa nhận các quyền cộng đồng Tiềm năng và những thách thức của việc cải cách quyền hưởng dụng rừng – (CIFOR)…phương án đồng quản lý rừng ở một số quốc gia đã được thực hiện, tuy nhiên quyền của cộng đồng, đặc biệt là quyền về lâm sản là gỗ bị hạn chế do các ưu tiên về bảo vệ môi trường.
Tại Việt Nam, Luật Lâm nghiệp 2017 đã công nhận cộng đồng đã được công nhận là chủ rừng và Luật đất đai 2013 cũng xác định Cộng đồng là một trong những chủ thể sử dụng đất. Đồng thời, hiện nay Nhà nước đã giao cho cộng đồng gần 1,2 triệu hecta rừng quản lý trong đó có gần 1,1 triệu heta là rừng tự nhiên. Đây là một trong những bước tiến quan trọng trong quá trình giao đất, giao rừng tại Việt Nam, thể hiện sự công nhận của Nhà nước đối quyền đất rừng của cộng đồng.
Tuy nhiên, thực tế, trong quá trình giao đất giao rừng cũng như hậu giao đất giao rừng, còn có nhiều vấn đề bất cập như: Rừng được giao cho cộng đồng (thường là giao trả từ các nông lâm trường quốc doanh) thường là rừng nghèo, xa, chất lượng rừng thấp, khó canh tác; Nhiều cộng đồng đang quản lý và bảo tồn rừng, song họ chưa được giao rừng; Chưa có các chính sách hỗ trợ sau giao rừng cho cộng đồng để họ quản trị tốt.
GIẢI PHÁP NÀO
Cho Vấn Đề?
Áp dụng tri thức bản địa trong thúc đẩy phát triển bền vững
Trong thời gian gần đây, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu có các chính sách đảm bảo quyền đất rừng cho cộng đồng theo truyền thống. Sự thay đổi này chủ yếu bắt đầu từ năm 1985 và tăng mạnh từ 22% lên 27% trong thời gian từ 2002 đến 2008 (Sunderlin et al. 2008) và hiện đang tiếp tục có các cải thiện tốt.
Quyền đất rừng cộng đồng ở Việt Nam cũng đã được Pháp Luật công nhận thông qua việc cải cách các văn bản pháp luật như Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, nay là Luật Lâm nghiệp 2017; Bộ Luật dân sự 2015; Các chương trình giám sát và thúc đẩy trao trả rừng từ các nông lâm trường quốc doanh cũng đã chú trọng đến việc giao rừng theo truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số và các cộng đồng sống gần rừng. Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững thông qua đảm bảo quyền đất rừng cho cộng đồng.
Giải pháp từ CEGORN
Với mục tiêu hỗ trợ cộng đồng được đảm bảo quyền đất rừng truyền thống cùng với nỗ lực đóng góp các bài học kinh nghiệm thực tế cho phát triển và hoàn thiện chính sách cho Nhà nước nhằm hướng tới phát triển rừng và đảm bảo quyền cho cộng đồng, CEGORN đã thực hiện các mô hình phát triển rừng dựa vào cộng đồng và các nghiên cứu về quyền đất rừng theo truyền thống. Các nỗ lực về hỗ trợ thúc đẩy việc giao đất, giao rừng theo truyền thống cho các cộng đồng người Cơ Tu tại Kon Tum, các cộng đồng tại Lào Cai, các cộng đồng người Chứt, Bru-Vân Kiều và cả người Kinh tại Quảng Bình với tổng diện tích hơn 5,000ha rừng đã đươc giao cho cộng đồng.
Đồng thời, CEGORN đã thực hiện các mô hình thí điểm hỗ trợ phát triển quản lý hiệu quả sau giao rừng cộng đồng, đảm bảo giữ được quyền của người dân: Hỗ trợ cộng đồng xây dựng quy chế, quy ước quản lý rừng cộng đồng theo truyền thống và phù hợp với pháp luật; Thúc đẩy thành lập các ban quản lý rừng cộng đồng, tổ bảo tồn tự nguyện thôn bản, các mô hình phát triển sinh kế dưới tán rừng dựa trên phong tục tập quán của cộng đồng.