Hướng tới phát triển sinh kế kết hợp bảo tồn dựa vào công đồng hiệu quả. Trong 03 ngày, từ ngày 08/8/2023 đến ngày 10/8/2023, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) phối hợp với Tổ chức nông lâm Thế giới (ICRAF) tổ chức khóa tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyển giao thực hiện các mô hình nông lâm kết hợp cho các thành viên nòng cốt các xã Thạch Hóa, Sơn Hóa, Đồng Hóa, Thuận Hóa. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động dự án Con người, linh trưởng, thực vật – Đồng quản lý đa dạng sinh học và nâng cao sinh kế ở Việt Nam Do quỹ sáng kiến Darwin tài trợ và 3 tổ chức CEGORN, ICRAF, BGCI triển khai.
Khóa tập huấn được hướng dẫn bởi giảng viên, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà – Giảng viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với các nội dung về: Giới thiệu về mô hình nông lâm kết hợp và thiết kế mô hình nông lâm kết hợp; Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả; Kỹ thuật trồng cây hàng năm và cây dược liệu dưới tán rừng; Kỹ thuật nuôi Giun quế
Nhằm đảm bảo: Các học viên có thể hiểu – làm – truyền tải – thực hiện được trong thực tế sau khóa tập huấn, giảng viên đã kết hợp phương pháp lý thuyết phối hợp với thực hành. Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và chuyên gia, các học viên nắm được các kiến thức về nông lâm kết hợp, vai tro, kinh tế khi chuyển giao thực hiện. Đồng thời, cùng nhau thảo luân và thiết kế mô hình mẫu thích hợp cho cộng đồng ở địa phương. Thống nhất các giải pháp, thiết kế mô hình phù hợp với kinh tế của hộ dân đã sẵn có và phát triển thêm các hạng mục khả thi nhất.
Bên cạnh đó, các học viên đã cùng thực hành ủ men sinh học, thuốc trừ sâu sinh học.
Trong quá trình thảo luận, các vấn đề thách thức cũng đã được các học viên chia sẻ để cùng tìm ra phương án hợp lý
Về đa dạng sinh học ở Quảng Bình có nhiều sự khác biệt so với so với khí hậu ở miên bắc. Quảng Bình hằng năm thường xuyên có bão lũ vì vậy mô hình được. trao đổi rất khó khăn, trong mô hình nông lâm kết hợp khó khăn trong việc phát triển cây chè dưới bóng cây to đem chất lương không ngon. Một số hộ dân tại địa phương đã có mô hình vườn ao chuồng và đã có một số hộ dân thực hiện rất tốt. – Ông Nguyễn Thanh Tú chia sẻ |
Thiết kế mô hình không dựa trên lý thuyết mà cần dựa vào thực tế, yêu cầu phải có giá trị về kinh tế, xem xét nhu cầu của thị trường cần những gì và sau đó đưa ra mình làm ra những sản phẩm mà trên thị trường cần nhất. – Ông Nguyễn Quyết Thắng chia sẻ |
Cũng trong quá trình tập huấn, các nhóm làm việc được chia theo mục tiêu quan tâm của các thành viên bao gồm: Nhóm nuôi ong lấy mật, Nhóm Kỹ Thuật nuôi bò lai sinh sản nhốt chuồng, Nhóm Kỷ thuật chăn nuôi lợn thịt, Nhóm Kỷ Thuật nuôi gà thả vườn, Nhóm kỷ thuật trồng cây ăn quả để cùng thảo luận các nội dung như kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, phân tích thị trường, những khó khăn, thuận lợi và các đề xuất để phát triển chuỗi. Đồng thời, mỗi nhóm xây dựng và thực hành các bài giảng và thực hành tại thực địa.
Hoạt động có sự tham gia của 25 người, trong đó nữ giới chiếm 49%.