Thể Chế Địa Phương

Đối Mặt Vấn Đề

Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, cộng đồng dân tộc thiểu số, đặc biệt là khu vực miền núi, đã hình thành và phát triển nền văn hóa đa dạng và phong phú với kinh nghiệm quản lý, khai thác tài nguyên bền vững. Vốn văn hóa quý giá này đã giúp tạo nên những quy định cốt lõi nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng.

Các thể chế truyền thống được cộng đồng gìn giữ và phát triển nhằm đảm bảo duy trì sức mạnh và mối liên kết trong cộng đồng cũng như cách ứng xử của cộng đồng đối với tự nhiên và các nhân tố bên ngoài.

Theo dòng chảy thời gian, những thể chế địa phương này tiếp tục phát triển. Một số được điều chỉnh nhằm phù hợp với các quy định pháp luật và được công nhận; số khác vẫn chỉ tập tục bản địa, được thực hành riêng lẻ, do chưa phù hợp hoặc chưa có trong quy định hoặc đi ngược với quy định pháp luật.

Trong khi đó, đa phần các chính sách về kinh tế – xã hội trên thế giới được xây dựng theo hướng tổng quát và bao trùm; sau đó áp dụng đồng bộ và tương tự cho tất cả các vùng miền, hoặc ít có các điều chỉnh riêng lẻ hoặc đánh giá tác động đối với sự khác biệt giữa các vùng miền.

Việc bỏ quên sự khác biệt của tập tục bản địa đang khiến nhiều chính sách mới khó được thực thi tại một số cộng

Do vậy, việc nghiên cứu các thể chế truyền thống (phi chính thức) và phát triển các thể chế chính thức dựa trên nền tảng thể chế truyền thống là một trong những vấn đề cần được ưu tiên trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình đặc biệt là ở các vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

      Sự lãng quên và biến mất của tri thức bản địa đe dọa mục tiêu phát triển bền vững, phá vỡ kết cấu cộng đồng. 

GIẢI PHÁP NÀO

Cho Vấn Đề?

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng về xây dựng Luật và chính sách liên quan đến phát triển gắn với duy trì phong tục tập quán địa phương, như:

  • Luật Lâm nghiệp: công nhận cộng đồng là 1 chủ rừng
  • Luật Đất đai: công nhận cộng đồng 1 pháp nhân có quyền sử dụng đất

Các chương trình phát triển cũng đã chú trọng đến các quy định tại địa phương, đảm bảo hiệu quả và tính thực thi.

Bên cạnh đó, các cơ quan Nhà nước cũng tham gia vào hỗ trợ xây dựng hoặc điều chính các thể chế địa phương, như quy chế, quy ước của các cộng đồng, nhằm đảm bảo được đồng thời việc duy trì phong tục tập quán và đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Giải Pháp Từ CEGORN

Với vai trò là một cơ quan nghiên cứu và thực hiện các hoạt động tư vấn chính sách, CEGORN thực hiện nghiên cứu, đánh giá thể chế địa phương tại các cộng đồng dân tộc thiểu số ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và mối liên hệ giữa thể chế địa phương, vốn xã hội trong quá trình phát triển của cộng đồng. Thông tin từ các nghiên cứu này giúp CEGORN thực thi hiệu quả các mô hình thí điểm bảo vệ phát triển tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng gắn với phong tục tập quán và quy định cộng đồng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Một số chương trình điển hình như:
  • Các chương trình giao đất cho cộng đồng tại Quảng Bình, Kon Tum.
  • Các hoạt động bảo tồn động vật hoang dã dựa vào cộng đồng tại khu vực Phong Nha Kẻ Bàng và Rừng đặc dụng huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Các chương trình này được hiện thực hóa nhờ kết hợp hài hòa các quy chế, quy ước của cộng đồng với vai trò của chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành liên quan như: Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp, UBND xã. Với các kết quả nghiên cứu và bài học kinh nghiệm từ các mô hình thí điểm, CEGORN cùng các đối tác đã thực hiện các khuyến nghị chính sách lên các cấp Trung ương và địa phương, như:
  • Luật Lâm nghiệp
  • Luật Đất Đai
  • Các Nghị định, thông tư
  • Các chương trình, chính sách hỗ trợ cho cộng đồng dân tộc thiểu số