Tuyển chuyên gia: Tư vấn, thiết kế tài liệu truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia

Phòng ban:

Nhân sự

Cấp độ:

Có kinh nghiệm

Địa điểm:

  1. Tổng quan về dự án

            Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp, (EUJULE JIFF, gọi tắt là Quỹ JIFF) là một trong hai hợp phần của dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE) do Liên minh Châu Âu tài trợ và Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản. Mục tiêu của chương trình là nhằm góp phần tăng cường xây dựng pháp quyền ở Việt Nam thông qua hệ thống tư pháp tin cậy và dễ tiếp cận. Oxfam tại Việt Nam được lựa chọn thay mặt nhà tài trợ và Ban chỉ đạo dự án để quản lý và hỗ trợ thực hiện các sáng kiến trong khuôn khổ Quỹ JIFF.

Dự án “Tăng cường nhận thức về luật phòng chống tác hại rượu cho trẻ em và đồng bào dân tộc thiểu số tại Quảng Bình” do Trung tâm Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trung tâm trợ giúp pháp lý) thuộc Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Bình thực hiện, đặt ra mục tiêu: Thông qua các hoạt động như: nâng cao nhận thức pháp luật; trợ giúp, tư vấn pháp lý, giúp người dân tiếp cận và hiểu rõ hơn về pháp luật liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia và tiếp cận tốt hơn với công lý.  Từ đó, góp phần giải quyết tình trạng lạm dụng rượu bia tại các vùng dân tộc thiểu sổ   giảm tỉ lệ trẻ hóa người uống rượu, nghiện rượu; hướng tới giảm thiểu các hệ lụy liên quan đến sức khỏe cộng đồng,  tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, lạm dụng tình dục ở trẻ em…Sáng kiến dự kiến được triển khai thực hiện từ 15/6/2023 đến 31/5/2024 trên địa bàn 04 xã:  Lâm Hóa (Huyện Tuyên Hóa); Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa).

Dự kiến, sáng kiến sẽ hướng tới đạt 2000 người được hưởng lợi, trong đó có 30% là trẻ em dưới 18 tuổi, 40% là phụ nữ và trẻ em gái, 80% là người dân tộc thiểu số.

  • Bối cảnh thực hiện sáng kiến

Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh tật, gián tiếp gây nên 200 loại bệnh khác nhau. Trong đó các loại chấn thương do tai nạn liên quan đến việc lạm dụng rượu, bia xếp thứ 5 trong 15 yếu tố nguy cơ về sức khỏe hàng đầu. Ngoài ra, rượu bia còn gây nên các hệ lụy về xã hội như: Tại nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, gia tăng khoảng cách về giàu nghèo, xâm hại tình dục ở trẻ em… Phụ nữ thường là nạn nhân của rượu bia, khi họ có chồng hoặc người thân là những người lạm dụng rượu bia thì họ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, phải chịu gánh nặng về kinh tế và gia đình, chính vì vậy việc giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu bia tại cộng đồng sẽ giúp họ giải quyết một phần của nhứng khó khăn này. Ngoài ra, đối với nữ giới lạm dụng rượu bia cũng là nguy cơ bất ổn trong gia đình, bởi vì họ là người quán xuyết và giữ gìn hạnh phúc gia đình ở vị trí cao nhất.

Các chính sách của Việt Nam: Luật phòng chống tác hại rượu bia được ban hành năm 1999, mặc dù có nhiều hoạt động phổ biến Luật pháp và chính sách liên quan về bia rượu, tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, miền núi nhất là vùng dân tộc ít người, tình trạng lạm dụng rượu bia vẫn phổ biến.  Chính phủ Việt Nam đã đề ra mục tiêu từ 2015-2025 giảm 10% tỷ lệ uống rượu, bia ở người trưởng thành so với năm 2015; giảm tỷ lệ uống rượu, bia ở nhóm vị thành niên xuống còn 20%. Việt Nam cũng đã ban hành bộ luật phòng chống tác hại của rượu bia và các chính sách pháp luật liên quan đến phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực từ tháng 01/01/2020. Ngoài ra các bộ Luật Hình sự, Luật Dân sự; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, ngày 30/12/2019 của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; Luật phòng chống bạo lực gia đình để chuyển tải các thông điệp pháp luật.

Thực tiễn khu vực địa bàn dự án tại Quảng Bình: Mặc dù có nhiều hoạt động phổ biến Luật pháp và chính sách liên quan về bia rượu, tuy nhiên, tại các vùng nông thôn, miền núi, tình trạng lạm dụng rượu bia vẫn phổ biến. Tại khu vực thưc hiện dự án, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng rượu bia còn cao, tỉ lệ sử dụng rượu bia ở trẻ vị thành niên (13-17 tuổi) cũng ở mức cao và có xu hướng tăng lên ở nữ giới. Nhiều hộ kinh doanh sản xuất rượu tự do, nhỏ lẻ, không an toàn, chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Nhằm có các sản phẩm truyền thông phục vụ hoạt động tuyên truyền pháp luật, Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng cao (CEGORN) phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình triển khai  hoạt động: “Xây dựng, thiết kế và in ấn tài liệu truyền thông về phòng chống tác hại rượu bia”, và cần tuyển chuyên gia tư vấn, thiết kế tài liệu truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia.

  • Mục tiêu

Nâng cao năng lực về pháp luật và các hệ lụy về phòng chống rượu bia thông qua các tài liệu truyền thông như tờ rời, sổ tay cho các đối tượng: Cộng đồng người dân tộc thiểu số và học sinh.

  • Nội dung thực hiện
    • Tư vấn về nội dung của các biển bảng và tài liệu truyền thông phù hợp với các đối tượng liên quan.
    • Xây dựng nội dung tài liệu truyền thông.
    • Thiết kế tài liệu truyền thông gồm: Tờ rơi, Áp phích, Sổ tay truyền thông.
  • Thời gian dự kiến

            Từ tháng 12 năm 2023 – Tháng 01 năm 2024

Chi tiết tại:

https://docs.google.com/document/d/15gUnlO49xvkLcueVvGTSeasxdSSg1z5Z/edit?usp=sharing&ouid=101766910080866675129&rtpof=true&sd=true

Các cá nhân và tổ chức quan tâm vui lòng gửi hồ sơ (trực tiếp, email hoặc qua đường bưu điện) gồm:

  • Danh sách và lý lịch khoa học của chuyên gia thực hiện gói tư vấn;
  • Bản đề xuất để thực hiện nhiệm vụ;
  • Bản đề xuất tài chính.

Địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN)

Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Điện thoại: 0232.3684.115

Email: cegorn@cegorn.org

Trước ngày 27/11/2023

Thông tin liên hệ

Các ứng viên quan tâm đến công việc này, xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch và chương trình sơ bộ đến địa chỉ:
Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN)
Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Điện thoại: 0232.3684.115
Email: cegorn@cegorn.org

Các công việc tương tự