- Đặt vấn đề
Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.
Dự án sẽ cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện 4 mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng từ nguồn quỹ đất và rừng được bàn giao cho địa phương trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Kon Plong (Kon Tum), Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) với 2 mục tiêu chính: i) Tăng cường tiếp cận sử dụng và quản lý khoảng 1.500 ha đất lâm nghiệp và rừng có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho chính quyền địa phương trên địa bàn hai tỉnh từ việc thực hiện sắp xếp đổi mới công ty Nông lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật cho 15 cộng đồng dân tộc thiểu số để quản lý, sử dụng có hiệu quả; ii) Xây dựng 01 đề xuất Quy trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở tiếp cận về bình đẳng giới và sự tham gia, đồng thuận của cộng đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) của cộng đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ thực hiện 4 mô hình thí điểm để khuyến nghị các cấp, ngành có liên quan phê duyệt áp dụng cho các địa phương khác.
Sau khi thực hiện khảo sát tại địa bàn huyện Kon Rẫy. Dự án dự kiến thực hiện giao khoảng 700 ha rừng gắn với đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các công ty nông lâm nghiệp cho 08 cộng đồng dân cư thôn tại các xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăk Ruồng. Để thực hiện có hiệu quả hoạt này, Trung tâm CEGORN tuyển chọn 01 đơn vị Tư vấn giao rừng gắn với đất lâm nghiệp cho cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
2. Mục tiêu
Thực hiện các nội dung công việc và hoàn thành hoạt động giao rừng gắn với đất lâm nghiệp có nguồn gốc từ các công ty nông lâm nghiệp cho 08 công động dân cư thôn tại các xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy.
3. Phạm vi nội dung công việc, sản phẩm đầu ra và thời gian thực hiện
- Phạm vi, nội dung công việc:
- Công tác chuẩn bị bao gồm:
- Thu thập tài liệu, bản đồ liên quan phục vụ công tác xây dựng Kế hoạch, đo đạc bản đồ và thực hiện giao đất giao rừng (GĐGR) cho cộng đồng dân cư;
- Xây dựng đề cương và dự toán đo đạc GĐGR;
- Chỉnh sửa đề cương, dự toán trên cơ sở các ý kiến của bên tài trợ;
- Thiết kế phương án kỹ thuật đo đạc và giao đất giao rừng;
- Can vẽ bản đồ phục vụ hoạt động ngoại nghiệp;
- Chuẩn bị dụng cụ phương tiện kỹ thuật và công tác hậu cần cho hoạt động thực địa
- Công tác ngoại nghiệp, bao gồm:
- Xây dựng Kế hoạch giao rừng gắn liền với đất:
- Làm thủ tục hành chính với UBND xã;
- Họp dân phổ biến Dự thảo Kế hoạch triển khai giao rừng gắn với đất lâm nghiệp (lần 1);
- Khoanh vẽ ranh giới khu vực rừng và đất lâm nghiệp dự kiến giao cho các cộng đồng dân cư;
- Khoanh vẽ ranh giới các lô rừng dự kiến giao cho cộng đồng dân cư;
- Phác thảo sơ đồ giao đất, làm việc thống nhất sơ đồ tại các thôn với đại diện cộng đồng sơ đồ GĐGR tại các thôn;
- Họp dân hông qua Kế hoạch giao rừng gắn với đất lâm nghiệp (lần 2)
- Thực hiện các thủ tục giao rừng gắn liền với đất ngoài thực địa:
- Đo đạc/Rà soát ranh giới thửa đất LN;
- Đo đạc bóc tách ranh giới rừng giữa các chủ rừng;
- Chọn, lập ô TC 500m2 phục vụ đánh giá trữ lượng rừng (dung lương mẫu là 1% diện tích);
- Làm việc thống nhất số liệu với địa phương và lập kế hoạch bàn giao rừng tại thực địa
- Bàn giao rừng tại thực địa
- Vận chuyển, đóng mốc ranh giới tại thực địa.
- Công tác nội nghiệp, bao gồm:
- Xây dựng Kế hoạch giao rừng gắn liền với đất:
- Tính diện tích rừng và đất rừng để xây dựng phương án;
- Số hóa và biên tập bản đồ (1/10.000);
- Tính toán thống kê các loại biểu;
- Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo;
- Viết Báo cáo thuyết minh Kế hoạch giao rừng gắn với đất lâm nghiệp;
- Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo
- Thực hiện các thủ tục giao rừng gắn liền với đất:
- Tính diện tích rừng và đất rừng sau khi đo;
- Nhập số liệu theo các biểu điều tra ô tiêu chuẩn (TC);
- Số hóa và biên tập bản đồ (1/10.000);
- Lập cơ sở dữ liệu;
- Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo;
- In ấn, giao nộp tài liệu.
- Hoàn chỉnh hồ sơ địa chính, trình duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có rừng
- Các sản phẩm đầu ra:
- Kế hoạch Giao rừng gắn liền với đất lâm nghiệp trên địa bàn các xã Đăk Pne, Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt
- Báo cáo thuyết minh kết quả đo đạc, điều tra tài nguyên rừng phục vụ công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện Kon Rẫy .
- Bản đồ thành quả giao rừng Cộng đồng cấp xã theo hệ VN 2000 tỷ lệ 1/10.000 đã được phê duyệt.
– Hồ sơ Cộng đồng về nhận rừng bao gồm:
- Đơn đề nghị giao đất, giao rừng
- Biên bản bàn giao ngoại nghiệp ngoài thực địa.
- Biểu thống kê trữ lượng gỗ theo loài và cấp kính của từng lô rừng.
- Quyết định giao rừng của Chủ tịch UBND huyện.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có rừng và biên bản bàn giao toàn bộ hồ sơ của Cộng đồng cho UBND xã sở tại và UBND huyện.
- Nguyên tắc thực hiện các nội dung công việc:
Quá trình triển khai tư vấn và thực hiện các hoạt động giao đất, giao rừng tại thực địa cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Có sự tham gia của người dân trong tiến trình thực hiện công tác GĐGR tại thực địa;
- Đảm bảo tính đồng thuận của người dân và các bên liên quan theo nguyên tắc FPIC về giải quyết các xung đột, mâu thuẩn đất đai trong quá trình triển khai;
- Đảm bảo sự bình đẳng giới và lồng ghép giới trong các hoạt động dự án (ít nhất có 40% thành viên là nữ giới tham gia vào các công đoạn của GĐGR tại thực địa).
- Thời gian thực hiện các nội dung công việc:
- Từ ngày 01/10/2021 đến ngày 31/12/2021 – Hoàn thành công tác chuẩn bị;
- Từ ngày 01/01/2022 đến 30/3/2022 – Hoàn thành công tác ngoại nghiệp;
- Từ 01/4/2022 đến 30/4/2022 – Hoàn thành công tác nội nghiệp;
- Từ 1/5/2022 đến ngày 30/5/2022 – Bàn giao rừng và đất lập nghiệp cho cộng đồng tại thực địa, Trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho cộng đồng
4. Kinh phí thực hiện
Các nội dung công việc thuộc hoạt động này sẽ được tính trọn gói theo ha với đơn giá: 601.368 đồng/ha. Diện tích tạm tính: 700ha.
Tổng kinh phí thực hiện tạm tính: 601.368*700 = 420.957.600 đồng (bốn trăm hai mươi triệu chín trăm năm mươi bảy nghìn sáu trăm đồng)
5. Yêu cầu đối với đơn vị tư vấn
- Đơn vị Tư vấn tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
- Có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực giao đất, giao rừng cho cộng đồng
- Có kiến thức và kinh nghiệm trong Lập kế hoạch quản lý, sử dụng và phát triển rừng cộng đồng
- Am hiểu và vận dụng thành thạo các quy trình của Luật đất đai, Luật Lâm nghiệp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam về giao đất, giao rừng cho cộng đồng;
- Am hiểu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật, phương tiện, các phần mền về đo đạc bản đồ, xác định trữ lượng rừng (GPS, Google maps…); đặc biệt là các công cụ, kỹ thuật có thể dễ dàng áp dụng bởi cộng đồng hưởng lợi;
- Có ít nhất 05 nhân sự là cán bộ kỹ thuật tốt nghiệp chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng, lâm nghiệp, quản lý đất đai. Tư vấn trưởng là kỹ sư có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp trên 10 năm.
- Có mức giá phù hợp với định mức tài chính của gói hoạt động.
- Tiêu chí ưu tiên:
- Có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Hiểu về bối cảnh địa phương và cộng đồng dân cư thôn tại các xã là địa bàn dự án;
- Đã thực hiện các dự án có hoạt động giao đất, giao rừng tương tự trên địa bàn huyện Kon Rẫy
- Đã tham gia các hoạt động giao đất, giao rừng ở thực địa.
6. Hồ sơ đơn vị tư vấn
Đơn vị Tư vấn cần hoàn thiện 01 bộ hồ sơ, bao gồm:
- Đơn ứng tuyển;
- Bản sao Giấy pháp đăng ký hoạt động hoặc quyết định thành lập đơn vị của cơ quan có thẩm quyền;
- Báo cáo tài chính của đơn vị trong năm 2020.
- Tờ khai quyết toán thuế có xác nhận của cơ quan quản lý thuế hoặc tờ khai quyết toán thuế điện tử và tài liệu chứng minh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế phù hợp với tờ khai.
- Văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (xác nhận nộp cả năm) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong năm 2020;
- Các Hợp đồng dịch vụ tư vấn đã thực hiện trên địa bàn huyện Kon Rẫy;
- Các Hợp đồng lao động và bằng tốt nghiệp của các nhân sự tham gia thực hiện công việc.
- Báo giá chi tiết cho các nội dung công việc của gói hoạt động.
7. Thời gian và địa chỉ nhận hồ sơ
Các đơn vị tư vấn quan tâm và đáp ứng các yêu cầu trên, xin vui lòng gửi 01 bộ Hồ sơ (theo Mục VI) đến: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN). Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 hoặc gửi qua Email: cegorn@cegorn.org trước 17h ngày 15/9/2021