Tổ chức Hội nghị Giới thiệu Dự án, lựa chọn và thành lập mạng lưới rừng cộng đồng cấp xã

– Thời gian: 04 ngày/08 cộng đồng thôn
Địa điểm: xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăng Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
– Ưu tiên sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
– Đã từng tham gia các hoạt động tổ chức tại cộng đồng;
– Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng dân tộc thiểu số;
– Có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và thành lập các tổ chức ở cấp thôn, bản;
– Có kinh nghiệm trong việc phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức các hoạt động liên quan đến cộng đồng dân cư;
– Có kinh nghiệm trong viết báo cáo

  1. Đặt vấn đề

Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.

Trung tâm CEGORN là tổ chức thực hiện Dự án tại địa bàn huyện Kon Rẫy. Tại đây, Dự án sẽ cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng tại các xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăk Ruồng từ nguồn quỹ đất của các công ty nông lâm nghiệp bàn giao về cho địa phương quản lý với diện tích khoảng 700 ha. Trong quá trình thực hiện giao đất giao rừng cần có sự tham gia của cộng đồng người dân thông qua một Nhóm nồng cốt là những người đại diện cho toàn thể cộng động thôn.

Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, nhằm góp phần tạo điều kiện cho quá trình tham gia của cộng đồng được thuận lợi và tham gia ngay từ đầu vào quá trình giao đất giao rừng, Trung tâm CEGORN tổ chức cuộc họp tại các thôn lựa chọn địa bàn thực hiện Dự án để triển khai các hoạt động theo kế hoạch cụ thể như sau; i) Tổ chức họp với dân làng để giới thiệu về dự án và Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng; (ii) giới thiệu tiến trình triển khai GĐGR cộng đồng; (iii) giới thiệu và đề cử thành viên tham gia Ban quản lý rừng cộng đồng; (iv) Tổ chức bỏ phiếu để chọn ra các thành viên đại diện cho công động tham gia vào qua trình giao đất giao rừng (thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng; (v) Chọn ra các đại diện  Ban QLRCĐ tham vào Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng cấp huyện.

  • Mục tiêu:
  •    Tổ chức được 08 cuộc họp/08 thôn, bao gồm: thôn 1, 2, 3, 4 – xã Đăk Pne; thôn Đăk Jri, Kon Jri Pen – xã Đăk Tờ Re và thôn 9, 12 – xã Đăk Ruồng. Mỗi cuộc họp có sự tham gia của 20 – 25 người, trong đó có ít nhất 40% là phụ nữ;

– Chọn ra được 05 – 07 người/cộng đồng thôn (tuỳ theo quy mô dân số của các thôn), trong đó ít nhất 40% là phụ nữ tham gia vào Ban quản lý rừng cộng đồng, bao gồm: 01 Trưởng ban, 01 Phó trưởng ban và các thành viên;

– 08 Ban quản lý rừng cộng đồng được thành lập và được UBND xã công nhận bằng văn bản;

– Cử được 2-3 đại diện (gồm phụ nữ) của Ban quản lý rừng cộng đồng/cộng đồng thôn tham gia vào Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng cấp huyện.

            3. Nội dung thực hiện:

– Giới thiệu sơ bộ về Dự án để cộng đồng dân cư hiểu, biết được mục tiêu, các nội dung hoạt động và sự hỗ trợ từ Dự án đối với cộng đồng dân cư;

– Giới thiệu về tiến trình giao rừng gắn liền với đất đến công đồng dân cư được biết;

– Giải thích về Mạng lưới rừng cộng đồng, Ban quản lý rừng cộng đồng và sự cần thiết phải thành lập các tổ chức này trong quá trình thực hiện Dự án và hoạt động giao đất giao rừng cho cộng đồng;

– Giới thiệu các thành viên có uy tín trong cộng đồng tham gia vào Ban quản lý rừng cộng động theo đề xuất của già làng, trưởng thôn, UBND xã;

– Tổ chức bỏ phiếu lựa chọn thành viên tham gia vào Ban quản lý rừng cộng đồng;

– Cử đại diện Ban quản lý rừng cộng đồng tham gia vào Mạng lưới quản lý rừng cộng đồng cấp huyện;

– Đề xuất với UBND xã ra quyết định thành lập Ban quản lý rừng cộng đồng theo kết quả bỏ phiếu trong cuộc họp.

        4. Kết quả mong đợi:

Tổ chức thành cộng 08 cuộc họp/08 cộng đồng thôn được lựa chọn là địa bàn thực hiện Dự án;

– Lựa chọn được các thành viên tham gia vào 08 Ban QLRCĐ thôn và lựa chọn được khoảng 20 đại diện tham gia Mạng lưới QLRCĐ;

– UBND các xã ban hành Quyết định thành lập các Ban QLRCĐ

5. Thời gian và địa điểm:

– Thời gian: 04 ngày/08 cộng đồng thôn

Địa điểm: xã Đăk Pne, Đăk Tờ Re và Đăng Ruồng, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

6. Yêu cầu đối với chuyên gia tổ chức Hội nghị:

– Ưu tiên sinh sống trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

– Đã từng tham gia các hoạt động tổ chức tại cộng đồng;

– Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng dân tộc thiểu số;

– Có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và thành lập các tổ chức ở cấp thôn, bản;

– Có kinh nghiệm trong việc phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã để tổ chức các hoạt động liên quan đến cộng đồng dân cư;

– Có kinh nghiệm trong viết báo cáo.

7. Kinh phí chuyên gia tổ chức Hội nghị:

Kinh phí chuyên gia tổ chức cuộc họp được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, cụ thể như sau:

  • Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động: 3.600.000 đồng
  • Làm việc với UBND xã và các thôn: 3.600.000 đồng
  • Công tổ chức 04 ngày: 7.200.000 đồng
  • Báo cáo sau hoạt động: 5.400.000 đồng

Tổng kinh phí: 19.800.000 đồng (mười chín triệu tám trăm nghìn đồng)

  • Chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình chuẩn bị và tổ chức các cuộc họp sẽ do Trung tâm CEGORN chi trả theo định mức tài chính của dự án.
  • Lưu ý: Chi phí trên đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
Thông tin liên hệ: Các ứng viên quan tâm đến công việc này, xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch và chương trình sơ bộ đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 Email: cegorn@cegorn.org trước ngày 01/9/2021