Chuyên gia xây dựng hướng dẫn cộng đồng dân cư tổ chức quản lý rừng được giao đúng với các quy định của pháp luật hiện hành
Số lượng: 01 tư vấn độc lập
Yêu cầu: Có Bằng thạc sỹ trở lên về chuyên ngành lâm nghiệp.
Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp
Thời gian: Từ ngày 01/10/2021 – 31/12/2021
1. Đặt vấn đề
Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 được Quốc hội Khóa XIV, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Lần đầu tiên Luật Lâm nghiệp nêu rõ chính sách nhất quán của Nhà nước là tôn trọng không gian sinh tồn, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư, ưu tiên giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có phong tục, tập quán, văn hóa tín ngưỡng, truyền thống gắn bó với rừng, có hương ước, quy ước, được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng và được chia sẻ lợi ích từ rừng; và được thực hành văn hoá, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ (Điều 4.6 và 14.8).
Tại Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 cả Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã xác định mục tiêu phát triển lâm nghiệp để góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tộc thiểu số ở vùng có rừng tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm giảm trên 3,0%; đặc biệt góp phần quan trọng vào giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc thiểu số. Như vậy, phương thức quản lý rừng cộng đồng không chỉ là một giải pháp quản lý bảo vệ rừng mà còn góp phần phát triển kinh tế, bảo tồn, giữ gìn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Để có thể phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phát huy các giá trị của các tập tục, tín ngưỡng trong công tác quản lý bảo vệ rừng các bộ ngành trung ương đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều chính sách, quy định nhằm tăng quyền tiếp cận của cộng đồng đối với tài nguyên rừng. Không những vậy, hệ thống chính sách pháp luật về lâm nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của cộng đồng khi được giao rừng.
QLRCĐ được quy định ở một số văn bản pháp luật ở Việt Nam trong lĩnh vực lâm nghiệp. Kể từ khi Luật lâm nghiệp 2017 có hiệu lực, đã có một hệ thống các văn bản dưới luật, và chính sách được xây dựng và ban hành để thực hiện Luật Lâm nghiệp, bao gồm 07 Nghị định và 12 Thông tư. Một số điều của các văn này có các quy định liên quan đến quản lý và phát triển RCĐ. Mặt khác, cộng đồng dân cư thôn cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đất đai về quản lý đất lâm nghiệp. Như vậy có thể thấy các quy định về QLRCĐ và đất lâm nghiệp được thể hiện ở nhiều văn bản khác khác nhau ở cả hai lĩnh vực nông nghiệp và quản lý đất đai. Việc này đã dẫn đến những khó khăn nhất định cho các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở địa phương (như cơ quan kiểm lâm, chính quyền địa phương) trong việc hiểu, quản lý và hướng dẫn cộng đồng địa phương về QLRCĐ.
Trên cơ sở bối cảnh nêu trên, dự án MRLG dự kiến tuyển chọn 01 tư vấn độc lập có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nhiên cứu các chính sách liên quan đế quản lý rừng dựa vào cộng đồng để hệ thống các quy địn chi tiết về quản ý rừng cộng đồng để góp phần xây dựng Sổ tay quản lý rừng cộng đồng.
2. Mục tiêu
Xây dựng hướng dẫn cộng đồng dân cư tổ chức quản lý rừng được giao đúng với các quy định của pháp luật hiện hành.
3. Nội dung
Báo cáo sẽ tập trung vào các quy định và hoặc thủ tục chi tiết để thực hiện các hoạt động QLRCĐ tuân thủ các quy định sử dụng rừng và đất có liên quan đến cộng đồng
4. Kết quả mong đợi
Nội dung báo cáo, gồm tiểu mục sau:
– Các quy định quản lý, bảo vệ rừng giao cho cộng đồng dân cư quản lý.
+ Quy định/thủ tục về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho cộng đồng dân cư.
+ Các quy định/thủ tục về lập kế hoạch quản lý rừng bền vững (chủ rừng là cộng đồng dân cư).
+ Quy định/ thủ tục/ hướng dẫn xây dựng hương ước thôn bản quản lý rừng giao cho cộng đồng dân cư.
+ Quy định/thủ tục/hướng dẫn về phòng chống cháy rừng (chủ rừng là cộng đồng dân cư).
+ Các quy định/ thủ tục về phối hợp giữa cộng đồng dân cư với kiểm lâm địa phương và chính quyền trong quản lý rừng.
+ Một số hướng dẫn/ quy định kỹ thuật lâm sinh như khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng,…
– Các quy định/ và thủ tục về quản lý và giao đất lâm nghiệp (nêu tên văn bản, tóm tắt nội dung quy định).
5. Kinh phí chuyên gia tư vấn khảo sát:
Kinh phí chuyên gia tư vấn khảo sát được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Quy trình hoạt động của MRLG Việt Nam công nhận quyền hưởng dụng theo phong tục thông qua việc thực thi Luật Lâm nghiệp 2017”, cụ thể như sau:
Tổng kinh phí: 15.000 USD, tương đương 342.960.000 đồng – Ba trăm bốn mươi hai triệu chín trăm sáu mươi nghìn đồng , bao gồm:
– 05 công chuẩn bị tài liệu, đề cương;
– 10 công nghiên cứu tài liệu;
– 10 phân tích, nhận định, đánh giá;
– 35 xây dựng chi tiết các kế hoạch quản lý rừng cho cộng đồng.
6. Yêu cầu đối với sản phầm
a) Thông tin, số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy, có trích dẫn nguồn gốc. Các nhận xét, đánh giá đảm bảo tính khoa học, pháp lý và thực tiễn, có minh chứng cụ thể.
b) Sản phẩm giao nộp phải được Cục Kiểm lâm và Trung tâm quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN) đồng ý nghiệm thu trước khi thanh toán.
c) Tất cả các tài liệu và dữ liệu thu thập được trong quá trình thực hiện họat động là tài sản chung của Cục Kiểm lâm/CEGORN. Tài liệu chỉ được sao chép lại khi được sự chấp thuận của Cục Kiểm lâm/ CEGORN.
7. Phương pháp
(1) Tổng hợp, phân tích, rà soát và đánh giá tại chỗ các tài liệu, văn bản pháp luật, báo cáo, công trình nghiên cứu liên quan đến giao rừng cho cộng đồng;
(2) Quy trình hóa các thủ tục về quản lý bảo vệ, sử dụng rừng giao cho cộng đồng.
8. Cơ chế hoạt động và trách nhiệm của tư vấn
a) Chuẩn bị một kế hoạch thực hiện cụ thể và chi tiết để đạt được các đầu ra (căn cứ vào yêu cầu của TOR và đề xuất hoạt động của Tư vấn trong hồ sơ dự tuyển đã được xét chọn).
b) Tư vấn tự túc chỗ làm việc, trong trường hợp cần thiết có thể làm việc tại Cục Kiểm lâm để thu thập các tài liệu cần thiết cho việc xây dựng báo cáo nhưng phải được phía Cục Kiểm lâm đồng ý.
c) Tư vấn chịu sự giám sát và thực hiện công việc theo sự chỉ đạo của Cục Kiểm lâm và Trung tâm quản trị tài nguyên vùng cao.
d) Tư vấn có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu cho Cục Kiểm lâm, Trung tâm quản trị tài nguyên vùng cao về tình hình triển khai hoạt động tư vấn.
đ) Trong giá trị hợp đồng tư vấn bao gồm cả các khoản bảo hiểm và thuế theo qui định của pháp luật hiện hành.
e) Hoàn thành các báo cáo theo yêu cầu của dự án.
9. Yêu cầu về trình độ, năng lực của tư vấn
– Có Bằng thạc sỹ trở lên về chuyên ngành lâm nghiệp.
– Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp, ưu tiên đã tham gia xây dựng, nghiên cứu các chính sách về giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, quản lý rừng bền vững.
– Có kỹ năng tổ chức hội họp, hội thảo, tập huấn.
– Có khả năng viết báo cáo và tài liệu cho hội họp, hội thảo.
– Có kinh nghiệm làm việc nhóm.
– Có kinh nghiệp thu thập dữ liệu tại hiện trường, thu thập thông tin khảo sát, đánh giá chính sách.
– Ưu tiên người có trình độ tiến sỹ, sử dụng thành thạo Tiếng Anh, làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp.
10. Thời gian, địa điểm làm việc của tư vấn:
– Thời giam làm việc (từ tháng 1/10/2021 – 30/12/2021): Tư vấn sẽ bắt đầu sau khi hợp đồng tư vấn được ký kết, tổng thời gian cần thiết để hoàn thành hoạt động tư vấn là 3 (ba) tháng.
– Nơi làm việc: tại Hà Nội và các địa phương theo yêu cầu khảo sát của Cục Kiểm lâm.
11. KINH PHÍ
Tư vấn được hưởng mức kinh phí trọn gói theo hợp đồng nếu sản phẩm giao nộp được Cục Kiểm lâm và CEGORN đồng ý tiếp nhận nghiệm thu đạt kết quả.
Các ứng viên quan tâm, vui lòng gửi hồ sơ trước 17:00 ngày 25 tháng 09 năm 2021
Theo địa chỉ:
Thư điện tử: Pkdung@cegorn.org, Số điện thoại 0912428456
Hoặc gửi thư về địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN)|
Số 09, đường Lê Lợi, tiểu khu 1, thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình
Số điện thoại: 02323684115 (tiếp nhận điện thoại trong giờ hành chính)