Thời gian triển khai: Từ ngày 21-26 tháng 4 năm 2022
Địa điểm: Xã Đắk Tờ Ne, Đắk Ruồng, Đắk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
Yêu cầu: Thạc sĩ Lâm nghiệp hoặc cử nhân có kinh nghiệm ít nhất 10 năm trong lĩnh vực giao đất, giao rừng
- Đặt vấn đề
Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ và được đồng thực hiện bởi các tổ chức Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA), Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Tài nguyên Vùng Cao (CEGORN), Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) và Oxfam tại Việt Nam trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Kon Tum trong giai đoạn từ 2020 – 2023.
Dự án sẽ cùng phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện 4 mô hình thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng từ nguồn quỹ đất và rừng được bàn giao cho địa phương trong quá trình sắp xếp lại hoạt động của các nông, lâm trường trên địa bàn các huyện Kon Rẫy, Kon Plong (Kon Tum), Bảo Yên, Văn Bàn (Lào Cai) với 2 mục tiêu chính: i) Tăng cường tiếp cận sử dụng và quản lý khoảng 1.500 ha đất lâm nghiệp và rừng có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp bàn giao cho chính quyền địa phương trên địa bàn hai tỉnh từ việc thực hiện sắp xếp đổi mới công ty Nông lâm nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật cho 15 cộng đồng dân tộc thiểu số để quản lý, sử dụng có hiệu quả; ii) Xây dựng 01 đề xuất Quy trình giao đất, giao rừng cho cộng đồng trên cơ sở tiếp cận về bình đẳng giới và sự tham gia, đồng thuận của cộng đồng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước, và được thông tin đầy đủ (FPIC) của cộng đồng trên cơ sở bài học kinh nghiệm từ thực hiện 4 mô hình thí điểm để khuyến nghị các cấp, ngành có liên quan phê duyệt áp dụng cho các địa phương khác.
Trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”, nhằm xác định rõ diện tích đất canh tác, đang chồng lấn và xung đột đề từ đó đề nghị được giao lại các diện tích đất có nguồn gốc từ các công ty nông, lâm nghiệp nhà nước một cách hiệu quả. Trung tâm CEGORN tiếp tục thực hiện hoạt động “Hỗ trợ các cộng đồng dân tộc thiểu số trong việc xác định ranh giới đất đại được giao cho cộng đồng”.
- Mục tiêu:
Giúp cộng đồng xác định lại các diện tích đất truyền thống của mình để tránh chồng lấn, xung đột với các diệnt tích mà Dự án dự kiến giao cho cộng đồng.
3. Nội dung Hoạt động:
– Tổ chức cuộc họp với UBND xã Đăk Pne bao gồm sự tham gia của Lãnh đạo UBND xã, Bản quản lý rừng cộng đồng, cộng đồng các thôn thuộc địa bàn thực hiện Dự án, Già làng để thu thập thppng tin về các diện tích đất truyển thống;
– Tổ chưc đi thực tế cho cộng đồng để xác định lại các diện tích đất truyền thống của họ nhằm chuẩn bị cho cộng đồng tham gia vào quá trình giao đất, giao rừng tại địa phương.
4. Phương pháp thực hiện
– Thông qua các cuộc họp, nhóm chuyên gia sẽ thu thập thông tin về các diện tích đất truyền thống từ Già làng, Trưởng bản và những người cao tuổi có thể cung cấp thông tin về các khu vực đất đó cho các cộng đồng;
– Tổ chức đi thực tế để những người cung cấp thông tin có thể xác định được ranh giới các khu vực đất mà họ xác định là đất truyền thống của cộng đồng họ.
5. Kết quả mong đợi:
– Tổ chức được 01 cuộc họp tại xã Đăk Pne là địa bàn thực hiện dự án với sự tham gia của các đại diện cộng đồng dự kiến được giao rừng gắn liền với đất;
– Tổ chức các chuyến đi thực địa với các đại diện cộng đồng để xác định rõ các diện tích đất truyền thống của cộng đồng họ;
– Có báo cáo chi tiết về diện tích đất truyền thống của cộng đồng đang chống lấn hoặc xung đột với diện tích dự kiến giao cho cộng đồng.
6. Thời gian và địa điểm:
– Thời gian: Từ 21 – 26/4/2022
– Địa điểm: xã Đăk Tờ Re, Đăk Ruồng, Đăk Pne – huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum
7. Yêu cầu đối với Chuyên gia thực hiện hoạt động hỗ trợ cộng đồng:
– Thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp hoặc cử nhân có kinh nghiệm ít nhất 10 năm trong lĩnh vực giao đất giao rừng;
– Có kinh nghiệm trong việc thực hiện các hoạt động với cộng đồng đặc bệt là người dân tộc thiểu số;
– Đã từng tổ chức thực hiện các hoạt động tham vấn cộng đồng góp ý đối với các quy định liên quan đến lâm nghiệp hoặc đất đai;
– Có kinh nghiệm trong việc thực hiện các công việc liên quan đến thu thập, khai thác thông tin liên quan đến đất và rừng;
– Có kinh nghiệm làm việc với cơ quan nhà nước từ cấp huyện đến cấp thôn/bản;
– Có kỹ năng viết báo cáo tốt;
7. Kinh phí chuyên gia thực hiện hoạt động:
Kinh phí chuyên gia thực hiện hoạt động hỗ trợ xác định ranh giới đất đai giao cho cộng đồng dân tộc thiểu số, được lấy từ nguồn kinh phí Dự án: “Tăng cường tiếp cận quản lý, sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Tổng kinh phí cho chuyên gia bao gồm: 4 công làm việc tại thực địa và 2 công báo cáo là 21.000.000đ
Thông tin liên hệ: Các ứng viên quan tâm đến công việc này, xin vui lòng gửi Sơ yếu lý lịch và chương trình sơ bộ đến địa chỉ: Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên Vùng cao (CEGORN) Địa chỉ: số 09 Lê Lợi, Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 0232.3684.115 Email: cegorn@cegorn.org trước ngày 04/4/2022 |